Trước đây tại Điều 140 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 quy định về Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản khi chiếm đoạt khi chiếm đoạt số tiền từ 4 triệu đồng trở lên hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm với một trong các hành vi cụ thể như sau:

  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
  • Hoặc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Tuy nhiên, đến Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã mở rộng phạm vi, bổ sung thêm hành vi khách quan đối với loại tội này, cụ thể: đối với trường hợp vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả  cũng là hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng chiếm đoạt tài sản nếu số tiền chiếm đoạt trị giá từ 4 triệu đồng trở lên hoặc dưới 4 triệu nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội hay hoặc các tội khác về sở hữu như: Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản), Điều 171 (Tội cướp giật tài sản), Điều 172 (Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), Điều 173 (Tội trộm cắp tài sản), Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản).

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer