Trả lời:

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 - Điều 22 BLHS 2015 sd, bs 2017

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Những dấu hiệu pháp lý của chế định phòng vệ chính đáng.

Một người vì lợi ích chính đáng của mình hay của người khác hoặc lợi ích của nhà nước, được quyền hành động khi nguồn nguy hiểm do con người đã và đang gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp. Các nguồn nguy hiểm khác như gây hại của thú dữ, của súc vật, của thiên nhiên không coi là cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng.

Về mặt khoa học cần có các nội dung sau đây:

+ Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng khi thỏa mãn 3 điều kiện sau:                                                                                                                                                                                                                                                                  

Về nguồn của hành vi tấn công: Hành vi tấn công phải là của con người (bao gồm cả hành vi tấn công của trẻ em hoặc người mắc bệnh tâm thần).

Về tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi tấn công: Hành vi tấn công phải có nguy cơ gây ra một thiệt hại ở mức độ đáng kể cho xã hội cần được bảo vệ.

Về thời điểm của hành vi tấn công: Hành vi tấn công phải đang hiện tại. Được coi là hành vi tấn công đang hiện tại có thể thuộc một trong các trường hợp sau:

Hành vi tấn công đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc.

Hành vi tấn công chưa xảy ra nhưng có nguy cơ sẽ xảy ra ngay tức khắc. Nếu hành vi tấn công mới ở mức độ đe doạ mà chưa có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc mà đã thực hiện hành vi phòng vệ chống trả để gây thiệt hại cho người đe doạ được gọi là phòng vệ quá sớm. Người thực hiện hành vi phòng vệ quá sớm phải chịu TNHS bình thường.

Hành vi tấn công đã kết thúc nhưng nếu hành vi phòng vệ đi liền ngay sau hành vi tấn công và khắc phục được hậu quả của hành vi tấn công gây ra (trường hợp này chỉ có thể xảy ra đối với hành vi tấn công gây thiệt hại về tài sản).

Nếu hành vi tấn công đã kết thúc mà việc thực hiện hành vi phòng vệ không đi liền sau hành vi tấn công và không khắc phục được hậu quả của hành vi tấn công mà thực hiện hành vi phòng vệ chống trả để gây thiệt hại cho người đã thực hiện hành vi tấn công được gọi là phòng vệ quá muộn. Người thực hiện hành vi phòng vệ quá muộn phải chịu TNHS bình thường.

+ Nội dung của quyền phòng vệ chính đáng.

Hành vi phòng vệ chính đáng chỉ được phép gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi xâm hại các lợi ích hợp pháp. Thiệt hại này có thể là tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dang thực hiện hành vi tấn công xâm hại. Thiệt hại về tài sản có thể là thiệt hại về công cụ, phương tiện mà người có hành vi xâm hại sự dụng.

Hành vi phòng vệ không đưuọc phép gây thiệt hại cho người thứ 3. Bởi một trong các mức đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn mục đích tạm thời có hiệu quả hành vi đang gây thiệt hại cho các lọi ích hợp pháp, cho nên người phòng vệ phải ngăn chựn chính nguồn nguy hiểm, chính người đang có hành vi xâm hại. Nếu gây hại cho người khác thì không đạt được mục dích này.

Phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng đó là người phòng vệ chỉ được quyền gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công trí pháp luật trong giới hạn “cần thiết”. Gây thiệt hại trong giới hạn cần thiết thì không bị coi là tội phạm.

Trên đây là những tư vấn sơ bộ của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm.Để được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng gửi mail về cho chúng tôi theo địa chỉ: congtyluatsaoviet@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900 6243.

Trân trọng

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer