Tội phá rối an ninh được thể hiện ở một trong các hành vi sau: kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị – xã hội. Tội phá rối an ninh thường được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, công khai đối mặt với chính quyền.

Cơ sở pháp lý: Điều 108 BLHS 2015 sd, bs 2017

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, và an ninh đối nội Nhà nước.

Khách quan của tội phạm: Tội phá rối an ninh được thể hiện ở một trong các hành vi sau: kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị – xã hội. Kích động, lôi kéo là những thủ đoạn tụ tập người khác tham gia gây rối an ninh, trật tự xã hội. Người thi hành công vụ ở đây thường là người có chức vụ, quyền hạn giải quyết công việc với nhân dân. Chống người thi hành công vụ có thể được thực hiện bằng các thủ đoạn như bắt giữ, cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ. Cản trở hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị nhà nước hoặc tổ chức xã hội là hành vi gây khó khăn cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Tương tự như tội bạo loạn, Tội phá rối an ninh thường được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, công khai đối mặt với chính quyền, song tội phá rối an ninh không mang tính chất bạo lực như tội bạo loạn, phá rối an ninh là hành động hò la, cản trở giao thông và hoạt động xã hội, gây tình trạng lộn xộn, gấy rối trật tự chung.

Tội phá rối an ninh có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội bạo loạn, tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Tội bạo loạn được thể hiện bằng hoạt động vũ trang, dùng bạo lực có tổ chức, cướp tài sản; tội phá rối an ninh không thể hiện bằng các hành vi nêu trên. Tội khủng bố chống chính quyền nhân dân xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tinh thần con người, tài sản của tổ chức, các nhân; tội phá rối an ninh không nhằm vào những đối tượng đó.

Đây là tội phạm có cấu thành hình thức. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm.

Chủ thể của tội phạm: Là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội.

Chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích cả người phạm tội là chốn chính quyền nhân dân. Vì mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, nên trường hợp người thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm nhưng không có mục đích chống chính quyền nhân dân, thì tùy từng trường hợp mà có thể bị truy cứu TNHS về tội phạm khác như tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 BLHS năm 2015 hoặc tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 BLHS năm 2015.

Hình phạt: Có 3 khung hình phạt chính

Khung 1: (khoản 1)  Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội là người có hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia thực hiện tội phạm.

Khung 2: (khoản 2) Quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm áp dụng đối với người phạm tội là những người đồng phạm khác.

Khung 3: (khoản 3)  Quy định hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội này.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung quy định tại Điều 122 BLHS năm 2015, đó là trước một số quyền công dân từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là những tư vấn sơ bộ của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm.Để được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng gửi mail về cho chúng tôi theo địa chỉ: congtyluatsaoviet@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900 6243.

Trân trọng.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer