Chào Luật sư Sao Việt. Tôi hiện đang là công nhân của một công ty may mặc, được biết theo quy định của Luật lao động thì có một số trường hợp người lao động không cần làm việc vẫn được hưởng 100% lương. Vậy quý công ty cho hỏi đó là những trường hợp nào? Mong được sự phản hồi từ phía Công ty. Tôi xin cảm ơn.

 

Hình ảnh mang tính minh họa. Nguồn: Internet

Trả lời:

Chào bạn, với câu hỏi của bạn, Luật sư Sao Việt xin giải đáp như sau:

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì có một số trường hợp người lao động không làm việc vẫn được hưởng 100% lương như sau:

STT

Trường hợp được nghỉ và hưởng nguyên lương

Căn cứ pháp lý

1

Nghỉ hằng năm

Khoản 1, Điều 113 - Bộ luật lao động năm 2019

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

2

Nghỉ lễ, Tết

 Điều 112 - Bộ luật Lao động 2019

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3

Nghỉ việc riêng

Khoản 1 Điều 115 - Bộ luật Lao động 2019

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

4

Nghỉ trong giờ làm việc

Điều 109 Bộ luật lao động 2014, Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

+ Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

+ Nghỉ giải lao theo tính chất công việc

+ Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.

5

Nghỉ do người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Khoản 1 Điều 41 - Bộ luật Lao động 2019

Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

6

Nghỉ do tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó không bị xử lý kỷ luật

Khoản 4 Điều 128 - Bộ luật Lao động 2019

Điều 128. Tạm đình chỉ công việc

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc

7

Nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Khoản 3 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động

8

Nghỉ theo chế độ riêng dành cho lao động nữ

Khoản 2, 4 Điều 137 - Bộ luật Lao động 2019, Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

- Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản

- Lao động nữ nuôi con khi mang thai được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

- Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động

 

Trên đây là nội dung tư vấn về việc một số trường hợp người lao động không làm việc vẫn được hưởng 100% lương. 

Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 

hoặc E-mail: congtyluatsaoviet@gmail.com.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer