Câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi hiện nay là thành viên của một hợp tác xã vận tải. Tôi đã góp vốn cho hợp tác xã đầy đủ và đúng thời hạn nhưng đã lâu vẫn chưa nhận được giấy tờ biên nhận. Luật sư cho hỏi tôi có thể đòi quyền lợi như thế nào. Hành vi không cấp giấy tờ biên nhận cho tôi liệu có bị xử phạt hay không?

Không cấp giấy chứng nhân góp vốn khi đăng ký kinh doanh

 

Trả lời:

Luật sư Sao Việt xin được trả lời như sau:

Thứ nhất, hợp tác xã mà Quý khách hàng là thành viên có nghĩa vụ phải cấp giấy chứng nhận vốn góp cho Quý khách hàng, vì những lẽ như sau:

Căn cứ khoản 4 Điều 17 Luật Hợp tác xã năm 2012 thì khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX cấp giấy chứng nhận vốn góp.

Giấy chứng nhận vốn góp cho Quý khách hàng sẽ phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Số cùng ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX, liên hiệp hợp tác xã;

- Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.

-Thời điểm góp vốn và tổng số vốn góp

- Họ và tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vốn góp sẽ được quy định trong Điều lệ của Hợp tác xã.

Thứ hai, hành vi không cấp giấy chứng nhận vốn góp cho thành viên đã góp đủ vốn sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 46 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư thì hành vi không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên đã góp vốn của hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên sẽ bị phạt tiền  từ 5.000.000 đồng tới 10.000.000 đồng. Với hành vi như trên nếu không có tình tiết tăng nặng (Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính) và tình tiết giảm nhẹ (Theo Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính) thì mức phạt sẽ là mức trung bình của mức phạt cao nhất và mức phạt thấp nhất, trong trường hợp này sẽ là 7.500.000 đồng.

Ngoài ra, theo điểm b khoản 3 Điều 46 này, hợp tác xã vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã.

Quý khách hàng có thể tố cáo hành vi vi phạm lên các cơ quan có thẩm quyền (theo quy định tại chương III Nghị định 50/2016/NĐ-CP) hoặc khởi kiện để đòi quyền lợi cho mình.

Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc E-mail: congtyluatsaoviet@gmail.com.

 

Công ty Luật TNHH Sao Việt kết hợp Đại ý thuế Địa Nam (0942 76 8282 hoặc 0946 97 8282) cung cấp :

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

- Dịch vụ thuế, kế toán.

- Dịch vụ chữ kí số.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer