Chào Luật sư Sao Việt, tôi là cổ đông sáng lập của một công ty cổ phần. Hiện tại, tôi muốn bán toàn bộ số cổ phần của tôi trong công ty này cho một người khác không phải cổ đông của công ty. Vậy tôi và công ty cần làm những gì theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng cổ phần. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hình ảnh mang tính minh họa. Nguồn: Internet

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, Luật Sao Việt xin được tư vấn như sau:

Do bạn là cổ đông sáng lập nên sẽ có một số hạn chế về việc chuyển nhượng cổ phần. Các hạn chế này được pháp luật quy định như sau:

Trường hợp 1: Công ty đang hoạt động trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, bạn không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Trường hợp 2: Sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ. Các hạn chế này trên không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

Ngoài ra, việc chuyển nhượng cổ phần phải được căn cứ vào Điều lệ công ty. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Sau khi xác định được việc công ty của bạn thuộc trường hợp nào trong các trường hợp nêu trên, bạn và công ty sẽ thực hiện những công việc sau:

1. Ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với bên nhân nhận chuyển nhượng.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi thông tin cổ đông sáng lập, Công ty thực hiện thủ tục thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ thông báo gồm:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

- Bản sao biên bản họp, quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi thông tin cổ đông sáng lập;

- Danh sách cổ đông sáng lập sau khi thay đổi;

- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của bên nhận chuyển nhượng.

3. Thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn trong tổ chức kinh tế là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định tại Điều 7 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, Kỳ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn được tính theo từng lần phát sinh thu nhập. Như vậy, khi có thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phần, bạn cần tiến hành nộp thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp là 20%.

Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua 

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 

hoặc E-mail: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer