Cơ sở pháp lý

- Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Thông tư số 11/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Bộ Công Thương quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Thông tư 133/2012/TT-BTC ngày 13/08/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

dieu chinh giay phep thanh lap vpdd cua thuong nhan nuoc ngoai

Các trường hợp điều chỉnh giấy phép hoạt động của Văn phòng đại diện

Thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục điêu chỉnh Giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong những trường hợp sau:

- Thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài.

- Thay đổi người đứng đầu của Văn phòng đại diện;

- Thay đổi tên gọi của Văn phòng đại diện;

- Thay đổi nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện;

- Thay đổi địa chỉ đặt trụ sở của Văn phòng đại diện trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc trong khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý

Trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy phép

Bước 1: Trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi về các nội dung của Giấy phép mà pháp luật yêu cầu phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép, thương nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở công thương và được cấp giấy Biên nhận hồ sơ.

Thành phần hồ sơ gồm:

 - Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;

- Các tài liệu chứng minh về nội dung thay đổi, cụ thể:

+ Trường hợp điều chỉnh tên gọi hoặc địa chỉ đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài: Bản sao tài liệu pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng minh sự thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài.

+ Trường hợp điều chỉnh người đứng đầu của Văn phòng đại diện: Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện; bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện; giấy tờ chứng minh người đứng đầu cũ của Văn phòng đại diện  đã thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đến thời điểm thay đổi.

+ Trường hợp điều chỉnh địa chỉ đặt trụ sở của Văn phòng đại diện: Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện; bản sao tài lieeyj về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện phù hợp với các quy định của pháp luật Việt nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Đối với các tài liệu, thành phần hồ sơ là tiếng nước ngoài, thương nhân phải dịch ra Tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam; phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Công thương tiếp nhận hồ sơ và cấp Biên nhận.

Bước 3:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, Sở Công thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.

-  Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương xem xét và điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Trường hợp không điều chỉnh Giấy phép, Sở Công thương phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không điều chỉnh.

Trường hợp điều chỉnh nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hoặc việc thành lập văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành; Sở Công thương gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan cấp phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Văn phòng đại diện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Sở Công thương cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Bước 4: Thương nhân nước ngoài căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Công thương hoặc có thể đăng ký dịch vụ nhận kết quả qua bưu điện

* Lệ phí: 1.500.000 đồng/ 01 giấy phép

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer