Cơ sở pháp lý

- Luật Thương mại năm 2005;

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 14/6/2005.

- Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về Văn phòng Đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

- Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 17/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.

- Thông tư 11/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016 của Bộ Công Thương Quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

- Thông tư 73/1999/TT-BTC ngày 14/9/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu lệ phí cấp Giấy phép đặt Văn phòng Đại diện thường trú của tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam.

- Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 18/9/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương thành phố Hà Nội.

1.  Các trường hợp cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Thương nhân nước ngoài làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong những trường hợp sau:

- Chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

- Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức.

2.  Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Thương nhân đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nộp trực tiếp hồ sơ hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính của Sở Công thương và được cấp giấy Biên nhận hồ sơ

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

- Sở Công thương tiếp nhận, xem xét , nếu hồ sơ chưa đầy đủ, thì trong vòng 03 ngày làm việc, Sở Công thương thông báo cho Thương nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

- Sở Công Thương xem xét và cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Thương nhân theo ngày hẹn theo giấy biên nhận hồ sơ lên Sở Công thương nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

3. Thành phần hồ sơ cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Đối với trường hợp cấp lại do chuyển địa điểm trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

-  Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu MĐ 1 của Thông tư 11/2016/TT – BTC ngày 5/7/2016 của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện gửi cơ quan cấp giấy phép nơi chuyển đi;

- Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp;

-  Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở mới của văn phòng đại diện;

- Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở mới của Văn phòng đại điện theo quy định của pháp luật có liên quan.

* Đối với trường hợp cấp lại do giấy phép thành lập bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu NĐ 2 của Thông tư 11/2016/ TT – BTC ngày 5/7/2016 của Bộ công thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký.

4. Thời hạn giải quyết : 05 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

5. Lệ phí : 1.500.000/01 giấy phép

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer