Câu hỏi:

Chào luật sư

Tôi cùng hai người bạn nữa cùng góp vốn dự định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất và kinh doanh đồ nội thất. Trong 3 người thì tôi và một người bạn đều góp vốn bằng tiền Việt Nam, người còn lại góp vốn bằng ngôi nhà và quyền sử dụng đất ở ngoại thành. Vậy xin luật sư hãy tư vấn cho tôi, việc định giá ngôi nhà và quyền sử dụng đất là tài sản góp vốn như trên được thực hiện thế nào? Hiện nay, chúng tôi đang muốn thuê một người là bạn của bạn tôi làm Giám đốc để quản lý công ty. Tuy nhiên, người này từng là Giám đốc của một công ty thành lập năm 2009. Giữa tháng 8/2016, do làm ăn thua lỗ, nợ nần nhiều, công ty này đã bị tòa án tuyên bố phá sản. Vậy chúng tôi có thể tuyển dụng người này làm Giám đốc công ty được không?

Xin cảm ơn luật sư.

Vấn đề định giá tài sản góp vốn khi thành lập công ty

Trả lời: Chào bạn,

Thứ nhất, đối với việc định giá tài sản góp vốn, Khoản 2 Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về việc định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp như sau:

Như vậy, trong trường hợp của công ty bạn, đối với tài sản góp vốn là ngôi nhà và quyền sử dụng đất, việc định giá có thể được thực hiện bởi tất cả các thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Trong trường hợp không thống nhất được thì các thành viên thuê một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá (Công ty có chức năng thẩm định giá…). Trong trường hợp này thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên chấp thuận.

Trường hợp ngôi nhà và quyền sử dụng đất của người góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên còn lại cùng phải liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Thứ hai, về vấn đề người đại diện theo pháp luật, người các bạn muốn tuyển dụng có thể đảm nhận chức vụ Giám đốc cho công ty các bạn nếu không thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 130 Luật Phá sản năm 2014. Cụ thể:

Theo đó, Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thuộc vào các trường hợp sau thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm tính từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản:

- Không thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã, Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị với công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh với công ty hợp danh không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

- Cất giấu, tẩu tán, cho tặng tài sản; thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ các khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã; từ bỏ quyền đòi nợ; chuyển khoản nợ không bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã

  Việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được quyền làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã do Tòa án quyết định. Do đó, nếu không có quyết định của Tòa án về vấn đề trên thì người mà các bạn muốn tuyển dụng có thể làm Giám đốc quản lý cho công ty của các bạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Chúng tôi về vấn đề bạn quan tậm, nếu còn thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo tổng đài tư vấn 1900 6243 để được tư vấn chính xác và nhanh chóng nhất.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer