.Vai trò của Công ty luật Sao Việt:
- Ngay sau khi nhận được các yêu cầu của khách hàng, luật Sao Việt sẽ gửi các thông tin cơ bản về: Bảng giá dịch vụ; Hợp đồng dự thảo; Quy trình tư vấn, thực hiện việc cấp giấy miễn thi thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài cho Quý khách hàng qua Email để khách hàng tham khảo thông tin về dịch vụ tư vấn;
- Khách hàng cung cấp thông tin theo phiếu yêu cầu cung cấp thông tin (mẫu luật Sao Việt soạn thảo);
- Luật Sao Việt sẽ gửi thư tư vấn trực tiếp qua email về các thông tin pháp lý mà khách hàng đã cung cấp;
- Sau khi thống nhất được các nội dung cơ bản về việc cấp giấy miễn thi thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Chúng tôi sẽ đặt lịch gặp gỡ tư vấn trực tiếp tại văn phòng hoặc theo yêu cầu của Quý khách;
- Soạn thảo hồ sơ việc cấp giấy miễn thi thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo yêu cầu khách hàng;
- Cử nhân viên tiến hành các thủ tục theo quy định trong hợp đồng hai bên đã ký kết;


II. Trình tự thực hiện
 
Bước 1Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
      Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có địa chỉ như sau:
         - ​44 - 46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
         - 254 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. HCM
        - Số 7 Trần Qúy Cáp, TP. Đà NẵngHoặc tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
      Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
-   Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ: cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết giấy biên nhận trao cho người nộp hồ sơ và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.
-   Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ: cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại hồ sơ.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần  
Bước 3: Nhận kết quả
Nhận giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
-Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu.
-Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả chứng nhận tạm trú, thị thực cho người đến nhận kết quả.
 Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần 
 
III. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại: trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc  Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc nộp qua đường bưu điện

IV. Thành phần, số lượng hồ sơ

*  Hồ sơ gồm:

 
-Hộ chiếu nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu nước ngoài thì phải có giấy tờ thường trú do người nước ngoài cấp: Nộp bản chính và 01 bản sao (nếu đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán), hoặc gửi bản chính kèm một bản sao (nếu gửi qua đường bưu điện). Đại sứ quán sẽ trả lại bản chính sau khi dán giấy miễn thị thực vào hộ chiếu, và giữ lại bản sao để lưu hồ sơ;
-01 tờ khai đề nghị cấp giấy miễn thị thực (mẫu N19);
-Hai (02) ảnh màu, mới chụp, cỡ 4x6, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, không đội mũ: 01 ảnh dán vào tờ khai, 01 ảnh ghim hoặc đính ở tờ khai;
-Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; hoặc giấy bảo lãnh của Hội đoàn của người Việt Nam ở nước đương sự cư trú hoặc công dân Việt Nam bảo đảm đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao để lưu hồ sơ (nếu nộp trực tiếp tại Đại sứ quán), hoặc gửi bản chính kèm một bản sao (nếu gửi qua đường bưu điện), Đại sứ quán sẽ trả lại bản chính sau khi đối chiếu, và giữ lại bản sao để lưu hồ sơ, một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam;
+ Giấy khai sinh;
+ Thẻ cử tri mới nhất;
+ Hộ chiếu Việt Nam đã hết giá trị sử dụng (người có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng không thuộc đối tượng cấp Giấy miễn thị thực);
+ Giấy chứng minh nhân dân (còn hoặc đã hết giá trị);
+ Sổ hộ khẩu;
+ Sổ thông hành cấp trước 1975;
+ Thẻ căn cước cấp trước 1975;
+ Trích lục Bộ khai sinh cấp trước 1975;
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cáp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.
-Người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc công dân Việt Nam ở nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh quan hệ vợ, chồng, con hoặc với người Viêt Nam định cư ở nước ngoài hoặc công dân Việt Nam (giấy đăng ký kết hôn; giấy khai sinh; giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con và các giấy tờ có giá trị khác theo quy định của pháp luật Việt Nam).

*   Số lượng hồ sơ:  01 (một) bộ

V. Thời hạn giải quyết 
Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ 

VI. Kết quả thực hiện:
Cấp giấy miễn thị thực

VII. Cơ quan thực hiện TTHC: 
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an (đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an);Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

VIII. Lệ phí:  
Lần 1: Mức xử lý hồ sơ: 20 USD/bộ hồ sơ
Lần 2: Mức phí xử lý hồ sơ: 10 USD/bộ hồ sơ
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer