Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Từ chối nhận di sản là một trong những quyền của người thừa kế. Pháp luật cho phép người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản của người chết để lại trong trường hợp việc từ chối đó không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Người khác ở đây có thể là người để lại di sản hoặc bất kỳ người thứ ba nào. Đó là những nghĩa vụ như: nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ cấp dưỡng….

Điều 620 BLDS 2015 quy định điều kiện để việc từ chối nhận di sản có hiệu lực, theo đó, từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Điều 59 Luật Công chứng 2014 quy định “Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.” Như vậy, văn bản từ chối nhận di sản không bắt buộc phải công chứng mà tùy thuộc vào yêu cầu của người thừa kế. Văn bản từ chối nhận di sản không công chứng vẫn có giá trị pháp lý và được pháp luật công nhận.

Thời điểm từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Một vấn đề đặt ra, trong trường hợp đã làm thủ tục từ chối nhận di sản thì có thay đổi được không?

Bộ luật dân sự hiện hành không có quy định nào cho phép người thừa kế thay đổi ý chí sau khi đã làm thủ tục từ chối nhận di sản. Do đó, có thể hiểu khi một văn bản từ chối nhận di sản đáp ứng các điều kiện có hiệu lực thì người thừa kế không có quyền thay đổi ý chí của mình. Vì từ chối nhận di sản là một quyền của người thừa kế và BLDS cho phép họ lựa chọn có sử dụng quyền này hay không. Khi người thừa kế đã tiến hành các thủ tục từ chối nhận thừa kế tức từ bỏ quyền hưởng thừa kế của mình thì không được phép thay đổi. Điều này là hoàn toàn phù hợp nhằm đảm bảo tính thống nhất, ổn định của việc phân chia di sản cũng như xác định nghĩa vụ của những người nhận thừa kế.

Chỉ khi nào việc từ chối di sản rơi vào một trong các trường hợp sau thì mới không có hiệu lực:

+ Không được lập thành văn bản

+ Không tự do ý chí, tức từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Đối với trường hợp này cần phải chứng minh được sự không tự do ý chí của mình

+ Không gửi văn bản từ chối đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

+ Thời điểm từ chối nhận di sản thể hiện sau thời điểm phân chia di sản.

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer