Chào Luật sư, em là một sinh viên trường luật. Hiện em đang có vấn đề thắc mắc muốn nhận được ý kiến tư vấn từ Luật sư. Đã từ lâu, nạn chăn dắt những người ăn xin diễn ra ở hầu khắp các địa phương, nổi trội có hai đường dây chăn dắt ăn xin đã bị phát hiện ở Đồng Nai. Đối với những hành vi chăn dắt, ép buộc người già và trẻ nhỏ đi ăn xin, đi bán hàng rong... thì xử lý như thế nào ạ? Xin cảm ơn và chúc các anh chị khỏe ạ.

 
 
Hình ảnh minh họa (Nguồn: ảnh internet)
 

 

Trả lời:

 
Chào bạn!
Với câu hỏi của bạn, Luật sư Sao Việt xin có quan điểm tư vấn như sau:

Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về việc lợi dụng, ép buộc trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật:

Hành vi chăn dắt, lợi dụng và ép buộc người ăn xin, người bán hàng rong là trẻ em, người già yếu, người khuyết tật là một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 6 Luật Trẻ em 2016, Điều 14 Luật Người khuyết tật 2010, Điều 9 Luật Người cao tuổi 2009.
Những hành vi “tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn ” có thể bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đến 15 triệu đồng, căn cứ khoản 3 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP. Hành vi ép buộc người cao tuổi phải đi ăn xin có thể bị xử lý về hành vi “Ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái quy định của pháp luật” với mức xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng - theo điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định 144/2013/NĐ-CP. Đối với người thực hiện những hành vi trên đối với đối tượng là người khuyết tật thì có thể bị xử lý về hành vi “lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật” với mức xử phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng - theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP.

Xử lý hình sự đối với việc lợi dụng, ép buộc trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật:

Nếu xác định được đối tượng chăn dắt đối xử tàn ác với người lệ thuộc; hành vi bắt, ép buộc người già, trẻ em đi ăn xin, làm công việc nặng nhọc, độc hại; đánh đập, gây thương tích hoặc đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình nếu nạn nhân là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình … thì còn có thể xử lý hình sự về tội phạm được quy định tại nhóm tội xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm tại Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 - BLHS (Tội hành hạ người khác; Tội cố ý gây thương tích; Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình...) hoặc tội phạm quy định tại Điều 228 BLHS (tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em).
Ngoài ra, các đối tượng có hành vi vi phạm còn phải buộc xin lỗi khi có yêu cầu vfa buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm, căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 590, Điều 592)
 
Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua :
Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc 0243 636 7896 

E-mail: saovietlaw@vnn.vn

 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer