Vợ chồng tôi có cho người bạn mượn 1.370.000.000 đồng, người đó hứa là sau khi bán nhà xong thì sẽ trả lại tiền vợ chồng tôi. Nhưng nay đã gần hai tháng rồi mà vợ chồng tôi vẫn không nhận được thông tin gì về việc bán nhà đó cũng như việc trả số tiền đã mượn. Bây giờ người đó không biết đang ở đâu, mọi liên lạc đều bị cắt đứt. Vợ chồng tôi có tìm hiểu thì ngôi nhà đó vẫn chưa được sang tên sổ đỏ. Cho tôi hỏi, người bạn đó có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không và vợ chồng tôi phải làm gì để lấy lại được tiền của mình? Khi đưa tiền vợ chồng tôi có làm giấy mượn tiền có ký nhận và có người làm chứng đầy đủ.

 

 

Vay tiền rồi bỏ trốn, xử lý ra sao ?
 

 

Trả lời:

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi.Luật Sao Việt xin có quan điểm tư vấn như sau:

* Người bạn của bạn có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự (BLHS) là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối – tức là hành vi gian dối của người phạm tội có trước và nhằm để cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản tin mà giao tài sản cho người phạm tội.

Để xác định người bạn của bạn có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không, cần phải làm rõ xem có phải người đó chỉ sử dụng “cái cớ” vay tiền để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn không.

Ngoài ra, theo quan điểm của chúng tôi hành vi người bạn kia vay tiền của vợ chồng bạn có dấu hiệu của tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hơn là tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản điều 174.

Về hành vi: Hành vi ở đây là chiếm đoạt tài sản của người khác. Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình sau khi vay, mượn tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn. Như vậy người mượn tiền của vợ chồng bạn đã thông qua giấy mượn tiền để vay mượn tài sản của vợ chồng bạn.

Về việc dùng thủ đọan gian dối. Thủ đoạn này tương tự như thủ đoạn nêu ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng là nhằm để chiếm đoạt tài sản thông qua việc giao dịch hợp pháp.

Về hành vi bỏ trốn: có thể được hiểu là hành vi trốn tránh để không phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền sau khi đã giao dịch với người khác bằng các hình thức vay, mượn, thuê tài sản. Theo chúng tôi trường hợp trốn tránh nhưng không có mục đích nhằm không phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Để xác định một người có bỏ trốn hay không cần xác định các dấu hiệu sau:

            + Việc họ rời bỏ nơi cư trú là lén lút hay công khai ( có khai báo tạm trú, tạm vắng hay không).

            + Lý do của việc rời bỏ nơi cư trú.

            + Mục đích của việc rời bỏ nơi cư trú

            + Việc rời bỏ nơi cư trú là tạm thời hay không xác định thời hạn.

Như vậy, vợ chồng bạn cần phải tìm hiểu người bạn vay tiền của gia đình bạn có thuộc các dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như chúng tôi phân tích trên đây hay không, để biết người vay tiền kia đã phạm tội gì để có hướng giải quết phù hợp nhất.

* Vợ chồng bạn phải làm gì để lấy lại được tiền của mình?
- Bạn có thể tố giác tội phạm đến cơ quan công an để đề nghị giải quyết:
Trong trường hợp cơ quan công an chứng minh được hành vi của bạn bạn là lừa đảo chiếm đoạt tài sản (như tôi vừa phân tích ở trên) thì cơ quan công an sẽ khởi tố đối với hành vi đó và đề nghị người phạm tội trả lại tài sản cho bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn của bạn vay tiền của bạn thật (tức là không có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản tại thời điểm vay tiền), nhưng sau khi vay được tiền họ lại bỏ trốn (thể hiện qua các việc như: cắt đứt liên lạc với bạn, bỏ trốn khỏi nơi ở, tẩu tán tài sản…) thì hành vi của họ cũng là tội phạm - cụ thể trong trường hợp này là tội " Lạm dụng chiếm đoạt tài sản " theo quy định tại Điều 175 BLHS (cụ thể là thuộc trường hợp: Vay, mượn tài sản của người khác rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó) và họ vẫn sẽ bị cơ quan công an khởi tố điều tra xử lý và yêu cầu trả lại tài sản cho bạn.

- Nếu trong trường hợp, bạn của bạn không có mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn, mà đơn giản chỉ là "vi phạm dân sự " thông thường (như là họ vẫn có ý thức trả lại tài sản cho bạn nhưng chưa trả được…) thì đây chỉ là vi phạm nghĩa vụ dân sự và bạn có thể khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa án giải quyết, yêu cầu bên bị đơn trả nợ cho bạn. 

Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua :

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc 0243 636 7896

E-mail: saovietlaw@vnn.vn

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer