Hỏi: 

Chị Lê Thị Hân  -Hội phụ nữ Huyện Ba Vì -tỉnh Hà Tây có hỏi:
Do cơ chế đổi mới của Ngân hàng, năm 1993-1994 cán bộ Ngân hàng phụ trách cho vay từng khu vực, từng ngành để phát triển kinh tế, làm dịch vụ .v.v...
Anh A cán bộ tín dụng Ngân hàng phụ trách cho khối cán bộ công nhân viên chức vay vốn. Số lượng được vay tuỳ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp (bìa đỏ nhà đất, đăng ký xe máy và những giấy tờ có giá trị khác). Mọi thủ tục khác được anh A hướng dẫn đầy đủ, cán bộ được vay tiền đã nộp tài sản thế chấp cho A. Chủ hộ vay tiền trả gốc, lãi đúng hạn cho Ngân hàng thông qua A( có thể tại nhà A và cũng có thể ở cụm, bàn tiết kiệm mà A phụ trách). Mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường người vay làm thế chấp tài sản, Người trả rút tài sản thế chấp về ). Đột nhiên đến tháng 6 năm 1994, khoảng gần 100 hộ làm tín chấp vay vốn qua bàn tín dụng của A bị gọi lên trả nợ lý do nợ quá hạn, khi sự việc vỡ lở các hộ vay vốn mới biết rằng do mình không nắm được kiến thức pháp luật, khi vay ký nợ khi  trả không trực tiếp xoá nợ, mà lại tin vào cán bộ Ngân hàng xoá cho chỉ cần cầm bìa đỏ thế chấp về là đủ. Không ngờ cán bộ Ngân hàng lợi dụng lòng tin đó làm ngược lại sự thật. Lúc này các hộ vay vốn qua A tấp nập kéo đến đòi A phải làm rõ sự thật đồng thời xuống Ngân hàng đề nghị  giám đốc can thiệp, vài ngày sau A bỏ trốn (lần một) được nhân dân mách bảo A bị lộ phải cùng gia đình và một số hộ vay vốn tìm về. Các cán hộ vay vốn đòi Ngân hàng đưa ra pháp luật truy tố song Giám đốc Ngân hàng đề nghị để giải quyết nội bộ. Chẳng hiểu sao khoảng một tuần sau A bị tai nạn phải vào nằm viện và A cũng trốn (lần 02) đi mất tăm. Đến thời điểm năm1999 ông Giám đốc Ngân hàng đã chuyển đi nơi khác, bà Giám đốc mới vẫn cho truy cứu, đòi các hộ còn nợ trên giấy tờ của A phải trả cả gốc và nợ quá hạn mặc dù các hộ này đã làm đơn đề nghị nhiều lần và thực tế họ đã trả cho A cán bộ tín dụng Ngân hàng để lấy về “bìa đỏ” tài sản mà họ thế chấp với Ngân hàng;
Đáp: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, câu hỏi của bạn Công ty Luật TNHH Sao Việt xin tư vấn như sau:
Anh A là cán bộ tín dụng thực hiện nhiệm vụ theo uỷ  quyền. Theo quy định của pháp luật thì hành vi thực hiện công việc có uỷ quyền và trong phạm vi được uỷ quyền của anh A đã làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với Ngân hàng.
Việc các hộ vay tiền làm các thủ tục vay và thanh toán tiền vay với Ngân hàng thông qua anh A là hoàn toàn hợp với quy định của pháp luật và các quy định của Ngân hàng. Điều này cũng có nghĩa quyền và nghĩa vụ của cấc hộ vay tiền đối với Ngân hàng sẽ chấm dứt khi họ đã hoàn trả toàn bộ nợ gốc và lãi cho Ngân hàng thông qua anh A và nhận lại những tài sản thế chấp của mình. (trong trường hợp này phải coi đây là một giao dịch giữa Ngân hàng và các hộ đi vay, A chỉ là người đại điện cho Ngân hàng trong hoạt động này)
*Đối với việc các hộ tiếp tục bị đòi nợ:
Các hộ vay tiền đã chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với Ngân hàng thông qua việc trả nợ và nhận lại giấy tờ về tài sản, do đó khi Giám đốc mới về yêu cầu các hộ còn nợ trên giấy tờ của A phải trả cả nợ gốc lãi quá hạn là không có căn cứ. Các hộ có thể chứng minh việc mình  đã hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng bằng cách đưa ra các giâý tờ về tài sản mà mình đã đem cầm cố cho ngân hàng nay được ngân hàng trả lại vì: Giao dịch giữa ngân hàng với các hộ đi vay là giao dịch có bảo đảm ( được bảo đảm bằng hợp đồng thế chấp - giao dịch bảo đảm; ngân hàng giữ các giấy tờ về tài sản). Theo quy định của pháp luật, giao dịch bảo đảm chỉ chấm dứt khi nghĩa vụ được bảo đảm đã được thực hiên hoặc được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác. Việc ngân hàng trả lại giấy tờ về tài sản cho các hộ đi vay chứng tỏ hợp đồng thế chấp (giao dịch bảo đảm ) đã chấm dứt, đồng thời giữa ngân hàng và các hộ đi vay không thoả thuận một biện pháp bảo đảm nào khác; như vậy có thể kết luận giao dịch được bảo đảm giữa ngân hàng và các hộ đi vay đã chấm dứt, các hộ đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình. Các hộ có thể yêu cầu ngân hàng xoá số nợ trên giấy tờ cho mình, trong trường hợp ngân hàng không xoá nợ, họ có thể khởi kiên ra Toà án để yêu cầu giải quyết tranh chấp này.

Trên đây là tư vấn của công ty luật Sao Việt, nếu có thêm thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 6243.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer