Câu hỏi :
Bố của bạn tôi có 1 sổ tiết kiệm và 1 sổ cổ đông sở hữu cổ phần tại 1 Công ty. Hiện tại, bố bạn ấy muốn viết di chúc để lại những tài sản trên cho bạn ấy thừa kế. Nhưng có vướng mắc như sau: Số tiền trong các sổ này không cố định và sau một thời gian lại đổi sang sổ mới, thậm chí không biết đến lúc mất thì trong các sổ này có còn tiền nữa hay không ?
Vậy bố bạn ấy có thể để thừa kế các loại tài sản nêu trên bằng cách lập di chúc hay không? Nếu được thì nội dung di chúc phải viết như thế nào, thủ tục ra sao để di chúc đó là hợp pháp? Mong mọi người có thể tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Viết di chúc với tài sản thay đổi giá trị liên tục
Trả lời :
Với câu hỏi của bạn, công ty luật Sao Việt có câu trả lời như sau:

Số cổ phần trong công ty cổ phần và sổ tiết kiệm là được xác định là tài sản nên người sở hữu cổ phần, sở hữu sổ tiết kiệm hoàn toàn có quyền viết di chúc để lại các tài sản này cho người khác. Các tài sản này đều có đặc điểm là giá trị tài sản không cố định mà nó có thể tăng lên hoặc giảm đi làm cho người viết di chúc không biết thể hiện trong di chúc như thế nào.
Tuy nhiên, khi định đoạt các tài sản này bằng di chúc thì người có tài sản cũng không phải lo lắng, vì: Điều 248 Bộ luật dân sự có quy định: Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.  Như vậy có nghĩa là người được nhận thừa kế sẽ có đầy đủ quyền đối với cổ phần và sổ tiết kiệm của người để lại di sản bao gồm: Tiền gốc và tiền lãi phát sinh từ số tiết kiệm ; lợi tức, giá trị tăng lên hoặc giảm đi của cổ phần. Đồng thời, tại Điều 653 Bộ luật dân sự có quy định về nội dung di chúc trong đó có yêu cầu phải có nội dung về di sản và nơi có di sản.
Như vậy người để lại di chúc cần phải ghi rõ trong di chúc của mình  thông tin cụ thể về sổ tiết kiệm và số cổ phần mà người đó định đoạt trong di chúc.

Ví dụ như :    (Số tiết kiệm số………., tại ngân hàng……chi nhánh…… ;   … ?.....cổ phần thuộc sở hữu của tôi tại Công ty ………., loại cổ phần……).
Lưu ý với bạn rằng, quyền sở hữu của người được định đoạt trong di chúc chỉ phát sinh vào thời điểm di chúc có hiệu lực (người để lại di chúc chết). Do đó trước thời điểm này, người có tài sản vẫn có quyền định đoạt số tài sản mà họ định đoạt trong di chúc.
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer