Câu hỏi :
Hiện nay gia đình tôi đang ở căn nhà do ông bà nội tôi đứng tên, chưa làm giấy chủ quyền vì tất cả giấy tờ điều trước năm 1975 và 1985. Nay ông bà tôi đang định cư ở nước ngoài đã lâu, giờ tôi muốn làm giấy chủ quyền để xin giấy phép xây dựng nhà mới ( vì ba tôi đã mất ). Luật sư cho tôi hỏi là tôi có thể làm chủ quyền nhà được hay không khi không có mặt ông bà tôi ở Việt Nam, nếu tôi không làm được thì cần phải ông bà tôi về nước hay chỉ một mình ông tôi là đủ pháp lý... Xin cám ơn luật sư.
Chuyển quyền sở hữu nhà khi chủ sở hữu ở nước ngoài
Trả lời :
Với câu hỏi của bạn, công ty Luật TNHH Sao Việt có câu trả lời như sau:
1.Bạn có đứng tên chủ quyền căn nhà được không.
Để căn nhà được làm giấy chủ quyền (giấy chứng nhận sở hữu nhà) đứng tên bạn thì ông bà của bạn phải làm thủ tục chuyển quyền (tặng cho hoặc chuyển nhượng) căn nhà đó cho bạn. Tuy nhiên để thực hiện được giao dịch chuyển quyền sở hữu căn nhà thì phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật nhà ở năm 2014, theo đó căn nhà phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà mới được thực hiện giao dịch chuyển quyền. Như thông tin bạn cung cấp thì căn nhà của ông bà bạn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Do đó ông bà bạn cần phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà trước. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, ông bà bạn sẽ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu căn nhà cho bạn theo quy định của pháp luật.
2.Khi làm các thủ tục có cần ông bà bạn có mặt ở Việt Nam không.
Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật dân sự 2005 thì một người có thể đại diện cho người khác để thực hiện các giao dịch. Theo đó ông bà bạn có thể ủy quyền cho một người khác cho người khác ở Việt Nam để thực hiện các thủ tục này, hoặc một trong hai người (ông hoặc bà bạn) ủy quyền cho người còn lại (ông hoặc bà bạn) về Việt Nam để thực hiện thủ tục. Ông bà bạn đang ở nước ngoài nên việc ủy quyền phải được thực hiện tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước mà ông bà bạn đang sinh sống.
Việc chuyển quyền sở hữu căn nhà này là giao dịch giữa ông bà bạn và bạn nên theo quy định tại Khoản 5 Điều 144 Bộ luật dân sự thì bạn không được nhận ủy quyền của ông bà bạn để thực hiện thủ tục.
Trên đây là tư vấn của công ty luật Sao Việt, nếu có thêm thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 6243.
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer