Trúc Quỳnh: Chào Luật sư, tôi muốn được tư vấn về trợ cấp thôi việc trong trường hợp tôi làm đơn nghỉ việc luôn sau khi nghỉ thai sản ạ. Trường hợp nghỉ liền như vậy có được hưởng trợ cấp thôi việc không ạ? Nếu có thì thời gian tính trợ cấp thôi việc như thế nào? Xin cảm ơn.

Ảnh: Internet.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, muốn biết được trường hợp của bạn có được hưởng trợ cấp hay không, trước hết phải căn cứ vào các điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, khoản 1 điều 48 Bộ luật lao động 2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

Điều 48. Trợ cấp thôi việc

“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”

Dẫn chiếu đến các khoản được liệt kê tại điều 36 Bộ luật này, cụ thể khoản 9 điều 36 quy định: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này. – Điểm e khoản 1 điều 37 quy định trường hợp Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Như vậy, trường hợp của bạn hoàn toàn có thể được hưởng trợ cấp thôi việc ngay sau khi nghỉ chế độ thai sản nếu lao động hoàn toản có thể được hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc ngay sau thời gian thai sản nếu đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thứ 2, về thời gian tính trợ cấp thôi việc được xác định như sau:

Theo khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động thì “Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có). Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội…”.

Mặt khác, khoản 6 điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động. Như vậy, thời gian mà bạn nghỉ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà được tính vào thời gian làm việc cho doanh nghiệp để được tính vào trợ cấp thôi việc.

Tóm lại, nếu bạn đáp ứng đầy đủ những điều kiện đã nêu ở trên thì bạn hoàn toàn có thể nhận được trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc ngay sau khi nghỉ chế độ thai sản. 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục có gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: ​congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer