Câu hỏi:
Bố và mẹ chúng tôi sinh được 06 người con, năm 2000 bố tôi mất không để lại di chúc. Tài sản chung của bố mẹ là mảnh đất với diện tích 700m2 đứng tên bố mẹ tôi. Tôi là con út trong nhà nên hiện tại đang ở trên mảnh đất của bố mẹ chúng tôi và chăm sóc mẹ. Anh chị đều đi làm ăn xa cả. Vừa rồi thì giỗ cha nên cả gia đình về họp gia đình. Trong biên bản các anh chị thống nhất 700m2 đó để lại cho vợ chồng tôi .Biên bản trên gồm 06 anh chị em chúng tôi ký tên, điểm chỉ có chứng thực của ủy ban  nhân dân xã và ông xóm trưởng làm chứng.
Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi đưa biên bản họp gia đình đó nếu sau này xảy ra tranh chấp thì tôi có được bảo vệ không? Và làm thế nào để tôi có thể tách thửa để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách hợp pháp nhất?


Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến cho công ty Luật Sao việt chúng tôi. Với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất: Về biên bản họp gia đình có giá trị pháp lý hay không?
Theo những gì bạn trình bày thì chúng tôi nhận định thửa đất 700m2 là tài sản chung của bố mẹ bạn,  mà theo nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng thì vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt, phân chia tài sản chung. Do đó trong 700m2 đất có 350m2 đất là của mẹ bạn và số di sản bố bạn để lại chỉ là 350m2 đất. Do bố bạn mất mà không để lại di chúc nên căn cứ vào khoản 1 điều 650 bộ luật dân sự 2015 thì áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật.
Theo điều 651 bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật thì Hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn gồm: mẹ bạn và 06 anh em bạn, mỗi người sẽ được hưởng 1 phần di sản bằng nhau.
Theo bạn trình bày thì trong biên bản họp gia đình chỉ có 06 anh chị em bạn thỏa thuận nhưng lại định đoạt toàn bộ diện tích của cả bố và mẹ bạn, vậy là không đúng.  Mặt khác số di sản mà bố bạn để lại trong đó có cả phần của mẹ bạn được chia mà lại không có sự đồng ý của bà (thỏa thuận, ký tên). Vì vậy văn bản thỏa thuận trên không có giá trị pháp lý.

Thứ hai: Hướng giải quyết cho trường hợp của bạn

Bước 1. Họp mặt các đồng thừa kế và làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản( quy định tại điều 656 bộ luật dân sự 2015)
“Điều 656. Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản
Ở bước này các đồng thừa kế sẽ thống nhất về phân chia di sản, sau đó các đồng thừa kế sẽ thỏa thuận nhượng lại kỷ phần được hưởng của mình cho bạn. Văn bản này sẽ được tất cả các đồng thừ kế ký tên.
Bước 2. Công chứng văn bản thỏa thuận
Để văn bản có giá trị pháp lý cao thì các bạn nên đưa văn bản thỏa thuận phân chia di sản ra văn phòng công chứng để công chứng
Nếu  những đồng thừa kế khác không thể đến văn phòng công chứng thì có thể viết văn bản ủy quyền cho chính người phân chia di sản , văn bản có chữ ký hai .Sau khi đã có văn bản ủy quyền thì người  được ủy quyền sẽ đến văn phòng công chứng nộp các giấy tờ sau:
  • Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy khai sinh của những người khi nhận di sản thừa kế.
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế .
  • Bản sơ yếu lý lịch của người được ủy quyền phân chia di sản thừa kế.
  • Giấy tờ về di sản thừa kế như: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ tiết kiệm và các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác.
  • Giấy ủy quyền, giấy từ chối nhận di sản.
Sau khi nộp các giấy tờ nêu trên thì cơ quan công chứng sẽ công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng năm 2014
Bước 3. Làm thủ tục sang tên và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của bố bạn thì bạn mang đến văn phòng đăng ký đất đai để tiến hành làm thủ tục tách thửa, sang tên diện tích đất mà bạn được hưởng
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer