CÂU HỎI :
Sổ hồng của nhà nội tôi có đứng tên ông nội tôi và bà nội, nhưng năm 2000 ông nội tội đã mất, và trên sổ hồng tên ông nội tôi đã bị gạch đi. (Diện tích ghi trên sổ hồng là 94.04 m2: ngang 9m x dài 10m). Nay bà nội tôi nhân lúc còn sống muốn chia cho 3 người con.
Vậy thủ tục làm những gì?
Chia tài sản thừa kế khi không để lại di chúc
 
TRẢ LỜI:
Với câu hỏi của bạn, công ty Luật Sao Việt có câu trả lời như sau:
Sổ hồng đứng tên ông nội và bà nội bạn nên quyền sử dụng nhà đất có diện tích 94.04m2 là tài sản chung của hai ông bà.
Ông bạn mất năm 2000 nên để phân chia nhà đất cho 3 người con trước tiên phải làm thủ tục phân chia di sản thừa kế của ông bạn để lại (được xác định là quyền sử dụng một nửa mảnh đất và quyền sở hữu một nửa tài sản trên đất).Theo đó, những người thừa kế của ông bạn (gồm bà bạn và 3 người con) làm thủ tục phân chia di sản thừa kế tại các phòng công chứng.
Theo Khoản 1 điều 57 Luật công chứng 2014“Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.”
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, 3 người con của ông bà bạn nên thống nhất tặng cho toàn bộ phần di sản của họ được hưởng cho bà của bạn để thuận lợi khi bà bạn tặng cho nhà đất cho 3 người con (lúc này bà bạn là chủ sử dụng duy nhất đối với nhà đất này).
Sau khi làm thủ tục phân chia di sản thừa kế, bà bạn đến văn phòng đăng ký đất đai thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai để bà bạn được đứng tên chủ sử dụng duy nhất đối với thửa đất.
Tiếp theo bà bạn cùng 3 người con mang giấy chứng nhận đã được sửa đổi đến văn phòng công chứng làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản trên đất.
Kết thúc việc công chứng tặng cho tài sản, 3 người con của bà bạn có thể làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận, huyện nơi có mảnh đất.
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer