Nội dung câu hỏi: 

Bà nội tôi trước khi mất có để lại tờ di chúc, nhưng sau đó tòa án tuyên bố di chúc đó không hợp lệ. Vậy tài sản Bà tôi để lại được phân chia như thế nào ? (Bà tôi có 5 người con)
Thủ tục làm sao để Tòa án xử lý việc phân chia tài sản Bà tôi để lại? ( Trước khi tòa tuyên di chúc vô hiệu Chú tôi người  được lập trong bản di chúc đã sang tên và cắt nền đất bán cho 2 người)
Mong nhận được sự phản hồi của các vị luật sư! 

Công ty Luật TNHH Sao Việt trả lời: 

1. Theo quy định của pháp luật thì tài sản của bà bạn được phân chia như sau:


- Nếu còn thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế (theo quy định tại điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu người chia thừa kế là mười năm kể từ ngày mở thừa kế - ngày này được xác định là ngày người để lại di sản chết) và di chúc bà của bạn để lại không hợp pháp thì theo quy định tại điều 657 Bộ luật dân sự năm 2005, di sản sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật.
Trong trường hợp này, di sản được phân chia theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005. Những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Có 03 hàng thừa kế, gồm:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
-  Nếu thời hiệu yêu cầu chia thừa kế đã hết thì áp dụng quy định tại Mục I, điểm 2.4, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán để chia tài sản chung.
2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.”
Di chúc được nêu trong quy định được trích dẫn ở trên luôn được hiểu là di chúc hợp pháp. Trường hợp của bạn, di chúc bị tòa án tuyên vô hiệu nên sẽ áp dụng tiết (a.2) và (a.3) để giải quyết.
2Việc ông chú bạn đã cắt nền, bán đất cho người khác
Theo thông tin bạn cung cấp thì mảnh đất bà bạn để lại đã được chú bạn đã sang tên, cắt nền bán cho người khác. Chúng tôi chưa biết cụ thể việc “sang tên” bạn nói đến ở đây là sang tên theo đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật hay chỉ là việc mua bán viết tay với nhau.
Do đó cần phải xem xét những người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ chú bạn có phải là người thứ ba ngay tình hay không. Nếu họ là người thứ ba ngay tình thì chủ sở hữu (các đồng thừa kế) không được quyền đòi lại quyền sử dụng đất đó.
Trong trường họ không được công nhận là người thứ ba ngay tình thì chủ sở hữu có quyền đòi lại quyền sử dụng đất. Khi đó, những người đồng thừa kế thực hiện thục tục khai nhận thừa kế hoặc chia tài sản chung theo đúng quy định của pháp luật.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer