Xu hướng mua sắm online ngày càng phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nhất là trong tình trạng dịch bệnh bùng phát như hiện nay. Phát triển song song với xu hướng mua sắm online này là hoạt động của các nhân viên giao hàng – shipper với vai trò là những mắt xích kết nối người bán với người mua.

Ảnh minh họa: Internet

Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND, ngày 25/7/2021, Sở Giao thông và vận tải Hà Nội đã tiến hành rà soát, quản lý hoạt động của các đơn vị vận chuyển và hoàn tất việc cấp phép cho các shipper trên cơ sở vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu người dân vừa kiểm soát tình trạng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Để tháo gỡ vướng mắc của người dân về hoạt động của shipper trong những ngày giãn cách xã hội, trong bài viết này, Luật Sao Việt sẽ đề cập đến những trường hợp shipper được phép hoạt động, các giấy tờ cần thiết shipper phải mang theo khi đi giao hàng và quy định xử phạt với đối tượng giả danh shipper để được ra ngoài.

1,  Đối tượng shipper được phép hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội

Theo công văn hoả tốc số 3462/SGTVT-QLVT của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hà Nội về việc đăng ký cho nhân viên được phép vận chuyển hàng hoá thiết yếu phục vụ siêu thị và các doanh nghiệp bưu chính bằng xe mô tô hai bánh, theo đó, shipper chỉ được phép hoạt động nếu đáp ứng 2 điều kiện sau đây:

+ Là nhân viên giao hàng của các cơ quan bưu chính, siêu thị, sàn thương mại điện tử

+ Đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch theo quy định của Bộ y tế và các cơ quan có thẩm quyền khác

Riêng đối với các shipper tự do, phục vụ các cửa hàng ăn uống sẽ tạm thời ngừng hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội

2, Đi giao hàng, shipper cần mang theo những gì để không bị xử phạt

Khi đi giao hàng, ngoài các giấy tờ cá nhân cần thiết như căn cước công dân, bằng lái xe, đăng ký xe,… các shipper buộc phải có xác nhận của Sở Giao thông vận tải qua tin nhắn (gửi từ số điện thoại của Sở GTVT đến số điện thoại đăng ký)

Ví dụ: SoGTVTHanoi xác nhận ông Nguyễn Văn A được Công ty B đăng ký vận chuyển hàng hoá thiết yếu tại địa bàn quận/huyện/thị xã C bằng xe mô tô hai bánh, biển kiểm soát số 29A-12345.

Do đó, để tránh các rắc rối và hạn chế bị xử phạt, shipper có thể chụp lại màn hình tin nhắn để làm bằng chứng/ xuất trình khi lực lượng chức năng kiểm tra, yêu cầu.

3, Giả mạo shipper để ra đường có thể bị xử lý thế nào?

Trường hợp cá nhân cố tình mạo danh shipper để ra đường hoặc không có tin nhắn xác nhận của Sở Giao thông vận tải, nếu không thuộc các trường hợp cần thiết theo quy định tại Chỉ thị số 17/CT-UBND, tùy theo tính chất, mức độ, cá nhân đó có thể bị xử phạt đến 3 triệu đồng theo điểm a khoản 1, Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ( hành vi ra đường không có lý do chính đáng ).

Trên đây là một vài lưu ý của Luật Sao Việt đối với hoạt động của shipper trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội .

Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer