Những hơi thở của hoạt động kinh doanh ban đêm đã tồn tại trong nền kinh tế từ rất lâu và trở thành một phần không thể thiếu của ngành du lịch, giải trí. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ban đêm ở Việt Nam hiện nay đang được tiếp nhận và biết đến chủ yếu thông qua các hoạt động kinh doanh với mô hình nhỏ lẻ như các khu chợ đêm, cửa hàng tiện lợi, hàng quán vỉa hè trên các tuyến phố đi bộ như Tạ Hiện (Hà Nội) hoặc Bùi Viện (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bà Nà Hills (Đà Nẵng)….

Ảnh minh họa: Internet

Nhằm hướng tới mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân; đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam”. Trên cơ sở thí điểm kinh doanh ban đêm ở một số tỉnh, thành phố để đánh giá hiệu quả hoạt động và công tác quản lý hoạt động kinh tế ban đêm, từ đó xây dựng, hoàn thiện mô hình hoạt động kinh tế ban đêm rồi nhân rộng ra các địa phương khác.

Dưới đây là một số điều kiện đối với hoạt động kinh doanh ban đêm như sau:

Mặc dù Luật Doanh nghiệp không tách biệt và quy định riêng rẽ các điều kiện của hoạt động kinh doanh ban đêm, tuy nhiên, khi cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động này, ngoài đáp ứng các điều kiện “khung” của hoạt động kinh doanh thông thường, các chủ thể kinh doanh còn phải chấp hành các quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung.

Cụ thể, điều kiện đối với hoạt động kinh doanh ban đêm hiện nay như sau:

- Chỉ một số thành phố/trung tâm lớn nơi có đông lượng khách du lịch như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Phú Quốc mới được phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 06 giờ sáng hôm sau tại một số điểm, khu du lịch hấp dẫn và có điều kiện thuận lợi để quản lý rủi ro hoạt động dịch vụ ban đêm . - Khoản 4 Điều 1 Quyết định 1129/QĐ –TTg

- Kinh doanh hoạt động giải trí ban đêm với các dịch vụ như karaoke, bar, vũ trường, trò chơi điện tử, kinh doanh internet, casino…, chủ thể kinh doanh phải tuân thủ quy chế hoạt động được ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP:

+ Quầy bar trong các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 3 sao trở lên hoặc hạng cao cấp được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng không quá 2 giờ sáng.

+ Khi kinh doanh dịch vụ karaoke không được hoạt động từ 0h đến 8h sáng; vũ trường không hoạt động từ 2h sáng đến 8h sáng, đồng thời quy định trách nhiệm khác của doanh nghiệp và hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường như không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi, bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam…(Nghị định 54/2019/NĐ-CP)

+ Kinh doanh Casino: được quy định tại Nghị định 03/2017/NĐ-CP, theo đó, không giới hạn thời gian với loại hình dịch vụ này trừ  các ngày không được hoạt động theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, ràng buộc người chơi bằng các điều kiện nghiêm ngặt như xuất trình các giấy tờ tùy  thân, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân, sao kê ngân hàng 3 tháng gần nhất để chứng minh thu nhập hàng tháng từ 10 triệu đồng trở lên,…

- Hoạt động mua sắm, dịch vụ ẩm thực ban đêm: phát triển song song với hoạt động mua sắm trực tiếp tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại là việc triển khai hình thức bán lẻ hiện đại như máy bán hàng tự động ( Quyết định số 3672/QĐ –UBND TP Hà Nội). Đa số hiện nay các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động mua sắm ban đêm, quản lý hoạt động bán hàng ăn, uống, giải khát không có sự phân biệt giữa ban đêm hay ban ngày. Đặc biệt, tất cả các hoạt động kinh doanh ban đêm vẫn phải theo nguyên tắc đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm, phòng chống tệ nạn, đảm bảo trật tự an ninh xã hội, không gây tiếng ồn lớn, huyên náo tại khu vực dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 h hôm trước đến 06h sáng hôm sau. Nếu vi phạm quy định về tiếng ồn, mức phạt tiền có thể lên đến 160 triệu đồng (theo Nghị định 115/2016/NĐ-CP)

Có thể thấy để thúc đẩy và chuyên biệt hóa hoạt động kinh doanh ban đêm hiện nay cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện hơn khung pháp lý điều chỉnh hoạt động KTBĐ ở Việt Nam, quy hoạch thành các khu kinh tế ban đêm trọng điểm vừa tạo cầu nối cho sự phát triển du lịch nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện về trật tự an ninh xã hội.

Bài viết liên quan:

Điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Vui lòng liên hệ tư vấn và sử dụng dịch vụ của Công ty Luật TNHH Sao Việt tại:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer