Ngành nghề kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô nằm trong nhóm ngành nghề có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư. Vì vậy, ngoài việc phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp trong đó có đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô còn phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô để đảm bảo đủ điều kiện, giấy tờ pháp lý trước khi chính thức đi vào hoạt động. 

I. Về điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô:

Các điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô được quy định tại Điều 21 Nghị định số 116/2017/NĐ-CP (sửa đổi tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) và phải tuân thủ Tiêu chuẩn TCVN 11794 : 2017 như sau :

Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô khi đáp ứng các điều kiện bao gồm:

1. Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

2. Mặt bằng, nhà xưởng đảm bảo phục vụ việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng.

- Nhà xưởng: nhà xưởng được xây dựng chắc chắn, có mái che, cửa ra vào (nếu có) thuận tiện, phù hợp với loại xe vào bảo dưỡng, sửa chữa.

- Nhà xưởng được bố trí thông thoáng hoặc có hệ thống thông gió, có hệ thống chiếu sáng phù hợp với điều kiện làm việc, phù hợp với điều kiện vệ sinh công nghiệp, không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết.

3. Có các khu vực thực hiện các công việc tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, kho linh kiện, phụ kiện, khu vực rửa xe đáp ứng được công việc.

Các khu vực phục vụ công việc bảo dưỡng, sửa chữa và các khu vực khác với số lượng tối thiểu như quy định tại Bảng 1. Các khu vực được phân chia rõ ràng, có biển báo, chỉ dẫn phù hợp.

Bảng 1 - Các khu vực của Cơ sở

Loại phương tiện

Các khu vực của Cơ sở và số lượng tối thiểu vị trí làm việc của từng khu vực

Các khu vực khác

Tiếp nhận(1)

Bàn giao(1)

Bảo dưỡng, sửa chữa(2)

Thân vỏ (gò, hàn)

Sơn

Kiểm tra xuất xưởng

Nhà điều hành

Kho phụ tùng

Khu vực rửa xe

Xe ô tô

1

1

2

1

1

1

1

1

1

Rơ moóc, sơ mi rơ moóc

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Xe bốn bánh có gắn động cơ

1

1

2

1

1

1

1

1

1

CHÚ THÍCH:.

- (1) Khu vực tiếp nhận, bàn giao được phép sử dụng chung và không bắt buộc phải nằm trong nhà xưởng;

- (2) Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện các công việc liên quan đến động cơ (nếu có), hệ thống truyền lực (nếu có), hệ thống chuyển động, hệ thống phanh, hệ thống lái (nếu có), hệ thống treo, hệ thống điện, hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu, hệ thống điều hòa (nếu có) của xe.

4.1.5. Nếu bố trí khu vực sơn, khu vực rửa xe trong cùng nhà xưởng với các khu vực khác, cần có giải pháp ngăn cách các khu vực này để không ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh.

4.1.6. Các khu vực của Cơ sở có thể được bố trí tại các nhà xưởng khác nhau. Các nhà xưởng này có thể nằm trong cùng khuôn viên đất hoặc trong các khuôn viên đất khác nhau trong cùng một cụm công nghiệp hoặc cùng một khu công nghiệp.

4.1.7. Kích thước tối thiểu đối với từng vị trí làm việc phù hợp với loại xe thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa và không nhỏ hơn các giá trị tại Bảng 2.

Bảng 2 - Kích thước tối thiểu của các vị trí làm việc

Kích thước tính bằng mét

Loại phương tiện

Kích thước tối thiểu (rộng x dài)

Ghi chú

Tiếp nhận

Bàn giao

Bảo dưỡng, sửa chữa

Thân vỏ (gò, hàn)

Sơn

Kiểm tra xuất xưởng

Xe ô tô con, ô tô khách từ 16 chỗ trở xuống, ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ đến 3,5 tấn, xe bốn bánh có gắn động cơ

3,5 x 6

3,5 x 6

3,5 x 6

3,5 x 6

3,5 x 6

4 x 8

 

Các loại xe ô tô khác, rơ moóc, sơ mi rơ moóc

a x b

a x b

a x b

a x b

a x b

a x b

a ≥ A + 2; b ≥ L + 3, với A và L lần lượt là chiều rộng và chiều dài toàn bộ của xe

Chiều cao của cửa ra vào nhà xưởng, các vị trí bảo dưỡng, sửa chữa, lối đi dành cho xe di chuyển trong xưởng phù hợp cho các xe lưu thông thuận tiện và đủ không gian để thực hiện các thao tác cần thiết trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa.

4. Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Các trang thiết bị đo lường phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường:

Trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu

4.1. Dụng cụ, đồ nghề phục vụ bảo dưỡng (số lượng, chủng loại phù hợp với quy mô của Cơ sở và loại xe thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa):

- Bộ cờ lê;

- Bộ tròng, khẩu;

- Bộ kìm, búa, tuốc-nơ-vít;

- Dụng cụ tháo, lắp dùng khi nén;

- Dụng cụ đo khe hở;

- Dụng cụ vệ sinh bằng khí nén;

- Đèn pin hoặc đèn soi thông dụng;

- Dụng cụ đo áp suất và bơm hơi lốp xe;

- Đồng hồ đo điện đa năng;

- Khay đựng chi tiết tháo rời.

4.2. Dụng cụ, thiết bị chuyên dùng (số lượng, chủng loại phù hợp với quy mô của Cơ sở và loại xe thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa):

- Cầu nâng hoặc bàn nâng xe (áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa các loại xe ô tô con, ô tô khách từ 16 chỗ trở xuống, ô tô VAN, ô tô PICKUP, ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ đến 3,5 tấn, xe bốn bánh có gắn động cơ);

- Hầm kiểm tra xe (áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa các loại xe ô tô khách trên 16 chỗ, ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ trên 3,5 tấn trong trường hợp Cơ sở không trang bị cầu nâng hoặc bàn nâng xe phù hợp);

- Kích nâng, mễ kê;

- Dụng cụ hứng dầu thải;

- Dụng cụ bơm dầu, bơm mỡ;

- Các dụng cụ chuyên dùng phục vụ tháo, lắp;

- Dụng cụ kiểm tra lực siết;

- Các loại dụng cụ, thiết bị kiểm tra hệ thống điện;

- Thiết bị sạc ắc quy;

- Các thiết bị kiểm tra hệ thống nhiên liệu (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Các thiết bị kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điều hòa (đối với các xe có trang bị hệ thống điều hòa không khí);

- Thiết bị chẩn đoán động cơ và tình trạng kỹ thuật của xe phù hợp với các loại xe Cơ sở thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa (áp dụng với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe có trang bị ECU điều khiển, không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Thiết bị làm sạch động cơ (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Dụng cụ hoặc thiết bị đo độ chụm bánh xe dẫn hướng (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Dụng cụ, thiết bị bảo dưỡng, sửa chữa thân vỏ;

- Bơm nước rửa xe;

- Máy nén khí;

- Phun sơn;

- Đèn sấy phục vụ sơn.

4.3. Thiết bị kiểm tra xuất xưởng:

- Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe (áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa các loại xe có hệ thống treo độc lập, không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Thiết bị kiểm tra góc quay lái của bánh xe dẫn hướng (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Thiết bị kiểm tra lực phanh trên các bánh xe;

- Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước (kiểm tra được cường độ sáng theo đơn vị Cd hoặc bội số của Cd và độ lệch tâm chùm sáng theo phương thẳng đứng và phương ngang). Nội dung kiểm tra độ lệch chùm sáng có thể được thực hiện bằng màn đo tọa độ (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc);

- Thiết bị kiểm tra khí thải (phù hợp với loại nhiên liệu sử dụng cho xe, không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc).

4.4. Các thiết bị có truyền động cần có bộ phận che chắn an toàn.

5. Có thiết bị chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe (đối với ô tô có trang bị bộ điều khiển điện tử) phù hợp với các loại xe do cơ sở thực hiện bảo hành, bảo dưỡng. Phần mềm thiết bị chẩn đoán phải tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ.

6. Có đội ngũ nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng cho việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô:

- Cơ sở cần có ít nhất một người phụ trách kỹ thuật. Người phụ trách kỹ thuật của Cơ sở có bằng, chứng chỉ đào tạo liên quan đến kỹ thuật về bảo dưỡng, sửa chữa xe hoặc tương đương và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm.

- Các kỹ thuật viên có khả năng thực hiện thành thạo các công việc được giao, số lượng kỹ thuật viên tùy thuộc vào quy mô của Cơ sở nhưng tại mỗi vị trí làm việc cần có ít nhất một kỹ thuật viên.

- Các kỹ thuật viên thực hiện việc kiểm tra xuất xưởng cần nắm vững các quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, sử dụng thành thạo các thiết bị kiểm tra xuất xưởng. Các kỹ thuật viên thực hiện nhiệm vụ chạy thử xe phải có giấy phép lái xe phù hợp, còn hiệu lực.

7. Có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô của:

a) Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước); hoặc

b) Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô).

II. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô: (Theo Khoản 2 Điều 22 Nghị định 116/2017/NĐ-CP)

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô  (Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP): 01 bản chính;

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;

3. Bản kê khai năng lực cơ sở vật chất của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP): 01 bản chính;

4. Tài liệu chứng minh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, 5 và 7 Điều 21 Nghị định 116/2017/NĐ-CP: 01 bản sao.

III. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Doanh nghiệp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Cơ quan kiểm tra (Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải).

Bước 2: Cơ quan kiểm tra xử lý hồ sơ

Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, Cơ quan kiểm tra có văn bản yêu cầu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng bổ sung, hoàn thiện.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan kiểm tra thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế cơ sở bảo hành, bảo dưỡng. 

Bước 3: Cơ quan kiểm tra kiểm tra cơ sở

Thời gian kiểm tra: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.

Ngay sau khi kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra cho cơ sở bảo hành, bảo dưỡng biết và có các biện pháp khắc phục các hạng mục chưa đạt yêu cầu (nếu có). Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày đánh giá lần đầu, nếu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng không khắc phục các hạng mục chưa đạt yêu cầu thì kết quả đánh giá và hồ sơ đăng ký của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng sẽ bị hủy và Cơ quan kiểm tra thông báo bằng văn bản tới cơ sở bảo hành, bảo dưỡng.

Bước 4: Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô được cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế đạt yêu cầu. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan kiểm tra trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer