I. Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

1. Nhanh chóng, thủ tục gọn gàng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.

Thay vì phải trả qua quy trình tố tụng phức tạp, nhiều cấp tại Tòa án thì trọng tài chỉ xét xử một lần và phán quyết của trọng tài sẽ có hiệu lực ngay từ ngày ban hành, điều đó khiến thời gian giải quyết tranh chấp tại Trọng tài nhanh hơn nhiều so với khởi kiện ra Tòa. Đối với giải quyết tranh chấp tại Trọng tài, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp nên tiết kiệm về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.

2. Hai bên được quyền thỏa thuận lựa chọn trọng tài viên giải quyết tranh chấp. Do vậy các bên có cơ hội lựa chọn những trọng tài viên là chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm dày dạn trong các lĩnh vực đặc thù. 

3. Đảm bảo bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, giữ được uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp: Tố tụng trọng tài không được thực hiện công khai nên thông tin cho toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp được giữ bí mật, trái ngược với nguyên tắc Tòa án xét xử công khai trong tố tụng tòa án. Điều này có lợi cho các bên trong tranh chấp, đặc biệt khi tranh chấp có liên quan đến bí mật kinh doanh hoặc có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp

4. Trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cho phép sử dụng tiếng nước ngoài, áp dụng luật nước ngoài… nên phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài hơn là giải quyết tại Tòa án.

5. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành, phán quyết trọng tài cũng có thể được cho công nhận và thi hành tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên Công ước New York về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.

II. Nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

1. Kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc rất nhiều vào thái độ; thiện chí của các bên tranh chấp, vì vậy nếu một bên hoặc cả hai bên đều thiếu thiện chí hòa giải, cùng đi đến một kết quả cuối cùng thì bắt buộc vẫn phải đưa ra Tòa để giải quyết.

2. Phán quyết của trọng tài không mang tính cưỡng chế cao như bản án, quyết định của Tòa án do đó việc thực thi phán quyết trọng tài cũng phụ thuộc vào thiện chí và sự hợp tác của các bên.

3. Phán quyết của trọng tài có thể bị hủy khi một trong các bên tranh chấp có yêu cầu tòa án xem xét lại. Khi đó, hai bên vừa mất thời gian, chi phí tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án rồi sau đó lại mất thêm thời gian, chi phí khởi kiện ra Tòa.

4. Chi phí giải quyết tranh chấp tại Trọng tài tương đối lớn so với giải quyết tranh chấp tại Tòa án

5.  Vì cơ quan trọng tài không được có quyền lực cưỡng chế của Nhà nước nên quá trình giải quyết tranh chấp tại Trọng tài sẽ gặp nhiều khó khăn khi một trong các bên tranh chấp không hợp tác. Trọng tài viên khó lấy được thông tin, điều tra, thu thập chứng cứ hoặc triệu tập nhân chứng

6. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa quan tâm đến việc giải quyết các tranh chấp phát sinh bằng hình thức trọng tài.

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 
 
 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer