Chị Nga (Hà Nội): “Chào luật sư, tôi nghỉ việc ở công ty cũ nhưng chưa tìm được việc làm mới thì trong thời gian đó, tôi có được tự đóng bảo hiểm xã hội không? Loại BHXH mà tôi được tham gia là gì? Tôi cảm ơn.”

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc gồm người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn, mùa vụ hoặc một công việc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng…

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH 2014 thì người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc.

Do đó, căn cứ các quy định trên, có thể thấy nếu một người lao động đã nghỉ việc thì có thể lựa chọn một trong hai phương án sau:

1/ Bảo lưu thời gian đóng BHXH

Căn cứ theo quy định tại Điều 61 Luật BHXH 2014, người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH một lần thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH.

Đồng thời, về việc bảo lưu thời gian đóng BHXH, tại Khoản 5 Điều 3 Luật BHXH 2014 quy định: “Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Do đó, người lao động có thể lựa chọn cách bảo lưu thời gian đóng BHXH bởi khi tham gia BHXH bắt buộc người lao động được hưởng nhiều chế độ hơn như: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.

Sau này, khi tìm được việc làm mới thì người lao động có thể tiếp tục đóng BHXH bắt buộc và được cộng dồn thời gian đóng BHXH trước đó.

2/ Tham gia BHXH tự nguyện

Bên cạnh việc bảo lưu thời gian đóng BHXH thì người lao động có thể lựa chọn đóng BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú (tạm trú hoặc thường trú) theo quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 3 Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH để được hưởng lương hưu và chế độ tử tuất.

Cụ thể, các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (theo khoản 4 Điều 2 Luật BHXH 2014).

Tại Khoản 1 Điều 87 Luật BHXH 2014, mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở:

- Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn: 700.000 đồng/người/tháng (theo Điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg);

- Mức lương cơ sở tính đến thời điểm hiện nay: 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP). Do đó, 20 lần mức lương cơ sở là 29,8 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất là 6,556 triệu đồng/tháng, thấp nhất là 154.000 đồng/tháng.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer