Người cao tuổi là đối tượng đặc biệt được hưởng các chính sách bảo trợ xã hội như được nhận trợ cấp xã hội hằng tháng, được ưu tiên khám chữa bệnh, miễn giảm các khoản phí vé tham gia giao thông….Bên cạnh đó, người cao tuổi còn thuộc đối tượng được miễn giảm các khoản phí, lệ phí, án phí Tòa án.

I. Khái niệm người cao tuổi:

“Người cao tuổi” theo định nghĩa tại Luật người cao tuổi 2009 là “công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”.

Ngoài ra, trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) không định nghĩa về Người cao tuổi mà chỉ có những cụm từ như người  “già yếu", "người từ đủ 70 trở lên", "người từ đủ 75 tuổi trở lên" trong các quy định xử lý trách nhiệm của người cao tuổi phạm tội hình sự hay người cao tuổi là người bị hại. 

Như vậy, theo quy định hiện nay thì người từ đủ 60 tuổi trở lên sẽ được tính là người cao tuổi. Đối với người cao tuổi, nhà nước và xã hội sẽ có những quy định phù hợp với đối tượng này như giảm, miễn phí giá vé, hỗ trợ khi tham gia các dịch vụ giao thông,... 

II, Người cao tuổi có thuộc diện được miễn giảm tiền án phí?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, các trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án cụ thể như sau:

“Điều 12. Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án

1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:

a) Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

b) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;

c) Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

d) Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

đ) Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

2. Những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết này.”

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 326 thì người cao tuổi còn thuộc nhóm đối tượng được miễn nộp các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án liên quan đến giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Như vậy, người cao tuổi được miễn án phí, tạm ứng án phí, lệ phí, tạm ứng lệ phí. Các khoản Án phí bao gồm: Án phí hình sự;  Án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; Án phí hành chính (trong đó bao gồm có án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.)

III, Người cao tuổi muốn được miễn giảm án phí phải thực hiện thủ tục gì?

Mặc dù người cao tuổi thuộc một trong các đối tượng có nghĩa vụ nộp tiền án phí nhưng được miễn giảm án phí. Tuy nhiên để được miễn tiền án phí, người cao tuổi cần phải làm thủ tục xin miễn giảm án phí như sau:

Bước 1: Người lao động cao tuổi chuẩn bị Hồ sơ xin miễn giảm án phí

Hồ sơ đề nghị miễn giảm tiền án phí theo quy định tại Điều 14 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 gồm:

+ Đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án. Nội dung đơn gồm các thông tin: Ngày, tháng, năm làm đơn; Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn; Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm. Các giấy tờ khác chứng minh độ tuổi như: CMND/CCCD phô tô và được công chứng Hoặc các giấy tờ khác chứng minh độ tuổi

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Cơ quan nào có thẩm quyền miễn giảm án phí

Tại Điều 15, Điều 16 Nghị quyết 326/2016 quy định thẩm quyền miễn giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí, lệ phí như sau:

Thứ nhất, thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí

1. Trước khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí sơ thẩm.

2. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí của bị đơn có yêu cầu phản tố, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án.

3. Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí phúc thẩm.

4. Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu.

5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí và tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc miễn, giảm hoặc không miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí. Trường hợp không miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.

6. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu khi ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ án.

Thứ hai, Thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án

1. Trước khi thụ lý việc dân sự, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án.

2. Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng lệ phí phúc thẩm.

3. Trước khi mở phiên họp sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết việc dân sự có thẩm quyền xét miễn, giảm lệ phí Tòa án cho đương sự có yêu cầu.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án và tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc miễn, giảm hoặc không miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án cho người đề nghị. Trường hợp không miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.

Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer