Song song với sự phát triển của các ứng dụng như Facebook, Google, Youtube,…  hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội đã trở thành một xu hướng mới dần thay thế các hình thức quảng cáo truyền thống nhờ khả năng kết nối khách hàng và quảng bá sản phẩm vượt trội. Tuy nhiên, do pháp luật Việt Nam trước đây không có những quy định điều chỉnh nên nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới này cũng chính là điếm chết trong việc quản lý và kiểm soát hoạt động quảng cáo.

Ảnh minh họa: Internet

Nhằm khắc phục những lỗ hổng đó, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/9/2021) nhằm siết chặt dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam. Trong đó, Nghị định đề cập đến quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh , phát hành quảng cáo, thẩm quyền và biện pháp xử lý đối với quảng cáo vi phạm.

Nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài khi kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới:

- Tuân thủ các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 13 Luật Quảng cáo  - Thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông những nội dung sau:

+ Tên tổ chức, tên giao dịch, địa chỉ trụ sở chính nơi đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo; địa điểm đặt hệ thống máy chủ chính cung cấp dịch vụ và hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam (nếu có);

+ Đầu mối liên hệ: tên tổ chức, cá nhân đại diện tại Việt Nam (nếu có), địa chỉ email, điện thoại liên hệ;

+ Hình thức: thông báo trực tiếp hoặc qua bưu chính, phương tiện điện tử đến Bộ Thông tin và truyền thông

+ Thời gian thông báo: 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam

(Lưu ý: Khi nhận thông báo, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm gửi giấy xác nhận bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử cho tổ chức, doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo;)

- Không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại Luật An ninh mạng, Luật Sở hữu trí tuệ;

- Thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ, cung cấp thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

Đối với người phát hành quảng cáo, người quảng cáo khi tham gia giao kết hợp đồng với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, ngoài việc phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan, còn buộc phải có giải pháp kỹ thuật để kiểm soát và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm pháp luật, không phát hành sản phẩm quảng cáo với trang thông tin điện tử đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền thông báo vi phạm pháp luật

Thẩm quyền xử lý vi phạm:

+Các bộ, ngành, địa phương : : phát hiện và xác định các quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo.

+ Bộ Thông tin và Truyền thông: tiếp nhận các thông báo về quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật, gửi yêu cầu xử lý quảng cáo vi phạm pháp luật cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.

Chế tài xử lý và biện pháp khắc phục:

Đối với các quảng cáo vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử phạt hành chính, hoặc yêu cầu các đơn vị phải xử lý vi phạm trong 24h kể từ khi nhận được yêu cầu từ Bộ TT&TT hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác…

Nhìn chung, đây mới chỉ là bước khởi đầu trong quá trình đưa các hoạt động kiếm tiền từ mạng xã hội đi vào khuôn khổ của pháp luật. Chắc chắn trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều chính sách mới được đưa ra nhằm siết chặt hơn các hoạt động trên mạng, trong đó có cả việc đánh thuế các đối tượng kinh doanh qua mạng. Người dân nên chú ý theo dõi và cập nhật thông tin pháp luật qua website của Công ty Luật Sao Việt để tìm hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật mới nhất.

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com


 

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer