Trong hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc trao đổi, mua bán hàng hóa chiếm tỷ lệ chủ yếu. Từ những giao dịch nhỏ lẻ phát sinh trong cuộc sống hằng ngày không cần giao kết hợp đồng cho đến những giao dịch lớn thì ký hợp đồng mua bán hàng hóa là một lựa chọn sáng suốt để bảo đảm quyền lợi các bên. Nó là căn cứ để xác định quyền, nghĩa vụ của các bên, là cơ sở để các bên giải quyết tranh chấp khi có phát sinh sau này. Gần như tất cả các công ty đều sử dụng hợp đồng mua bán để giao dịch ngay khi mới bắt đầu làm các thủ tục thành lập doanh nghiệp và hợp đồng mua bán hàng hóa gần như song hành lâu dài với mọi hoạt động của công ty. Sau đây, Công ty Luật Sao Việt sẽ hướng dẫn một số nội dung cơ bản cần lưu ý khi soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa:

Nội dung bao gồm :

- Quy định tên hợp đồng mua bán

- Các luật áp dụng cho hợp đồng

- Một số nội dung cơ bản

- Thời điểm hợp đồng có hiệu lực

- Ai là chủ thể ký kết hợp đồng

Soạn thảo hợp đồng kinh tế

1. Quy định tên hợp đồng mua bán

Hiện nay, không có quy định pháp luật cụ thể nào về vấn đề đặt tên cho hợp đồng. Trên thực tế, tên của Hợp đồng mua bán hàng hóa được viết như sau:

- Tên khái quát: Hợp đồng mua bán hàng hóa

- Tên cụ thể: Hợp đồng mua bán + tên hàng cụ thể. Ví dụ: Hợp đồng mua bán điện thoại Samsung S6.

Bạn có thể sử dụng một trong hai cách trên để đặt tên cho hợp đồng mua bán giữa hai bên. Nếu hợp đồng có ghi sai tên hoặc ngay cả khi không có tên thì cũng không ảnh hưởng tới giá trị của Hợp đồng. Tuy nhiên khi là người soạn thảo hợp đồng này bạn nên hạn chế tối đa những sai sót đó. Bạn hãy suy nghĩ xem, nếu như dự thảo Hợp đồng đưa ra để ký kết, một sai sót không đáng có về tên hợp đồng ở ngay trên cùng thì đối tác sẽ nhìn nhận về công ty của bạn như thế nào?

2. Các luật áp dụng cho hợp đồng

Các quy phạm pháp luật điều chỉnh mọi mối quan hệ trong xã hội, vì vậy, thỏa thuận của các bên trong hợp đồng chỉ được ghi nhận khi tuân thủ đúng với các quy định pháp luật. Không ngoại lệ, mối quan hệ mua bán giữa các bên được điều chỉnh bởi 2 luật chính là bộ luật dân sự 2005 và luật thương mại 2014 kèm theo một số văn bản luật chuyên ngành.

Khi soạn thảo hợp đồng, các bên cần xác định rõ cần áp dụng luật nào để đưa ra được những thỏa thuận hợp lý, hạn chế đến mức tối đa hợp đồng bị vô hiệu do trái với các quy định pháp luật. Suy cho cùng, hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ các quy định pháp luật thì các bên đều chịu thiệt hại.

3. Một số nội dung cơ bản

Một hợp đồng mua bán thông thường thì có các nội dung cơ bản như sau :

STT

Nội dung cơ bản

Yêu cầu nội dung cần thể hiện

1

Vấn đề hàng hóa

- Mô tả các đặc điểm cơ bản của hàng hóa

- Trường hợp không mô tả được thì nên có hàng mẫu

2

Giá cả

- Thể hiện đơn giá, giá trị hàng hóa cụ thể

Giá trị hàng hóa có thể xác định bằng cách đưa ra giá cố định hoặc xác định giá di động tùy vào tính ổn định giá với từng mặt hàng

- Đồng tiền thanh toán thì là đồng Việt Nam, nếu ngoại tệ thì phải có tỷ giá quy đổi ở ngày ký hợp đồng (tùy thỏa thuận)

3

Thời điểm thanh toán

-  Quy định rõ thanh toán một lần hay theo đợt

- Thanh toán toán khi nào (sau khi giao hàng, chuyển khoản trước …)

4

Phương thức thành toán

Quy định thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc 1 phương thức nào đó tùy theo thỏa thuận

5

Chất lượng hàng hóa

Quy định rõ các đặc tính, chỉ tiêu của hàng hóa mà bên bán đưa ra. Nếu hàng hóa có tiêu chuẩn chất lượng đã được quy chuẩn thì nên dẫn chiếu theo

6

Quy cách đóng gói

- Hàng hóa có thuộc loại phải đóng gói để vận chuyển không ? Nếu có thì kích cỡ đóng gói, vật liệu đóng gói như thế nào.

7

Thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận

Quy định ngày giao hàng (nếu có giờ cụ thể càng tốt)

- Giao hàng tại địa điểm nào. (chú ý ghi cụ thể địa điểm)

- Giao hàng trực tiếp hay thông qua bên thứ 3

8

Hướng dẫn sử dụng

Bên bán có hướng dẫn sử dụng không ? Trực tiếp hay bằng văn bản, tài liệu.

9

Bảo hành

Quy định cụ thể về bảo hành (có hay không) thời gian, điều kiện, phương thức bảo hành

10

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Phạt vi phạm : Nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì chế tài phạt sẽ như thế nào. Tuy nhiên, tùy từng giao dịch mà đưa ra các quy định cụ thể về mức phạt, cụ thể nhu sau :

Đối với các giao dịch để phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người thì các bên tự thỏa thuận (điều 422 bộ luật dân sự 2005).

Đối với các giao dịch mà mục đích là thu lợi nhuận thì các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm (điều 301 luật thương mại 2005)

- Bồi thường thiệt hại : Bồi thường khi nào? Mức bồi thường ra sao. Theo quy định thì mức bồi thường do các bên tự thỏa thuận, căn cứ vào hành vi vi phạm, mức độ thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại.

4. Thời điểm hợp đồng có hiệu lực

Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm các bên thực hoàn thành việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có những thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác dựa trên từng mối quan hệ mua bán cụ thể

5. Chủ thể ký kết hợp đồng

Chủ thế ký kết hợp đồng trong hợp đồng mua bán có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Người trực tiếp ký hợp đồng là cá nhân (với trường hợp 1 trong các bên là cá nhân), người đại diện theo pháp luật (trong trường hợp 1 bên là tổ chức). Khi không có điều kiện về thời gian ký kết hợp đồng thì cá nhân có quyền ủy quyền cho người khác ký thay.

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về hợp đồng mua bán hàng hóa, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về soạn thảo, ký kết hợp đồng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn soạn thảo hợp đồng và giải quyết những khó khăn mà các bên đang gặp phải.

Ở bài tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn tiếp cho các bạn một số điều khoản liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong giao dịch thương mại. Hãy đăng ký để nhận được thông tin sớm nhất.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer