Câu hỏi: 

Tôi đang dự định thành lập doanh nghiệp với 1 trong hai loại hình là Công ty TNHH 1 thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, tôi không biết 2 loại hình này có đặc điểm gì khác nhau. Vậy rất mong được giải đáp giúp về vấn đề này? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Căn cứ theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014,  Luật Sao Việt xin được giải đáp điểm khác biệt giữa Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH 1 thành viên như sau:

Tiêu chí phân biệt

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty TNHH 1 thành viên

Về chủ sở hữu

  • Chỉ có thể là một cá nhân
  • Có thể do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu;

Về tư cách pháp nhân

  • Không có tư cách pháp nhân
  • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Về trách nhiệm pháp lý

  • Chủ sở hữu công ty tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Về tăng, giảm vốn

  • Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Công ty TNHH được thay đổi vốn điều lệ trong trường hợp:

    + Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu;

     + Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 74 của Luật doanh nghiệp 2014.

     + Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.

Về cơ cấu tổ chức quản lý

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý hoặc điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

 -  Trường hợp 1: Tổ chức làm chủ sở hữu, có thể lựa chọn 1 trong 2 mô hình:

1) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

2) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
 -  Trường hợp 2: Cá nhân là chủ sở hữu thì cơ cấu tổ chức quản lý là Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer