I. DOANH NGHIỆP BỊ GIẢI THỂ KHI NÀO?

Theo quy định tại Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 thì một doanh nghiệp bị “khai tử” khi doanh nghiệp tự nguyện giải thể hoặc buộc phải giải thể

► Tự nguyện giải thể:

Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần quyết định giải thể doanh nghiệp.

► Buộc phải giải thể doanh nghiệp:

Doanh nghiệp/công ty buộc phải giải thể doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

(1) Doanh nghiệp/Công ty kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.

(2) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

► Cụ thể:

- Công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông (cá nhân hoặc tổ chức)

- Công ty TNHH hai thành viên phải có tối thiểu 02 thành viên (cá nhân hoặc tổ chức)

- Công ty hợp danh phải có tối thiểu 02 thành viên là cá nhân.

(3) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Do: nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo; Doanh nghiệp được thành lập bởinhững người bị cấm thành lập doanh nghiệp; Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế; Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản; Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật).

II. CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

STT

Hành vi

Chế tài

Căn cứ pháp lý

1

a) Không thực hiện thủ tục giải thể khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Không thực hiện thủ tục giải thể khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

 

  • Phạt tiền: 20 triệu đồng – 30 triệu đồng
  • Biện pháp khắc phục: Buộc phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

Điều 58

Nghị định 122/2021/NĐ-CP ngày 01/06/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư                         

2

Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp.

 

  • Phạt tiền: 20 triệu đồng – 30 triệu đồng
  • Biện pháp khắc phục: Buộc thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động 

 

 Nhận xét: So với quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP , Nghị định 122/2021/NĐ-CP đã nâng mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm vi quy định giải thể doanh nghiệp lên 20 - 30 triệu đồng (trước đây chỉ phạt tiền từ 5 triệu đồng – 10 triệu đồng)

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer