Quyền biểu tình là một trong những quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp:

Điều 25.

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Tuy nhiên, quyền biểu tình không phải “tự do” hoàn toàn mà vẫn bị hạn chế để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 38/2005/NĐ-CP, việc biểu tình phải tuân thủ các quy định về an ninh quốc gia, an toàn, trật tự xã hội, y tế công cộng, đồng thời phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký:

“Quy định về tập trung đông người ở nơi công cộng

Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức.”

Như vậy, nếu muốn biểu tình đúng luật, người dân cần phải đăng ký trước với UBND nơi diễn ra hoạt động biểu tình và cần thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký.

Cụ thể, thủ tục đăng ký “tập trung đông người ở nơi công cộng” được hướng dẫn bởi Mục 6 Thông tư 09/2005/TT-BCA như sau:

Bước 1: Trước khi tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng, người đăng ký hoặc người đại diện cho tổ chức đăng ký các hoạt động đó phải nộp hồ sơ đăng ký hoạt động đó phải nộp hồ sơ đăng ký hoạt động cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến sẽ diễn ra hoạt động đó, cụ thể:

- Trường hợp hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng chỉ diễn ra trong phạm vi một huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (dưới đây gọi chung là cấp huyện) thì phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến sẽ diễn ra các hoạt động đó.

- Trường hợp hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng diễn ra trong phạm vi nhiều huyện hoặc chỉ trong phạm vi một huyện, nhưng có người của nhiều huyện, nhiều tỉnh tham gia hoặc trường hợp người của tỉnh này sáng tập trung đông người ở tỉnh khác thì phải đăng ký với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi dự kiến sẽ diễn ra các hoạt động đó.

Hồ sơ đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng bao gồm:

- Bản đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng (theo mẫu số 01/ĐK kèm theo thông tư này);

- Sơ yếu lý lịch của người đăng ký hoặc người đại diện cho tổ chức đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng (theo mẫu số 02/SYLL kèm theo Thông tư này).

Khi nộp hồ sơ đăng ký, phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế chứng minh nhân dân để đối chiếu.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả lời cho người nộp hồ sơ theo đúng thời hạn quy định.

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét toàn diện những vấn đề có liên quan đến việc bảo đảm an ninh, trật tự công cộng để quyết định việc cho phép hoặc không cho phép tiến hành các hoạt động đó và phải thông báo bằng văn bản cho người đã nộp hồ sơ đăng ký biết (theo mẫu số 03A/TB hoặc mẫu số 03B/TB kèm theo Thông tư này) trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ (không kể ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

Bước 4: Trong trường hợp có sự thay đổi, bổ sung về thời gian, địa điểm hoặc các nội dung khác đã đăng ký trong bản đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng thì người đăng ký hoặc người đại diện cho tổ chức đăng ký hoạt động đó phải có văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung gửi Ủy ban nhân dân nơi trước đó đã nộp hồ sơ đăng ký để xem xét, giải quyết; thời hạn, thủ tục, thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, bổ sung đó thực hiện theo quy định như đối với các trường hợp đăng ký ban đầu.

Nếu không thực hiện quy đúng quy định nêu trên thì đó bị xem là biểu tình trái pháp luật và có thể bị xử phạt.

Có thể bạn quan tâm:

- https://saovietlaw.com/kien-thuc-luat-hinh-su/toi-xam-pham-quyen-tu-do-ngon-luan-tu-do-bao-chi-cua-cong-dan/

https://saovietlaw.com/tu-van-hinh-su-1/len-ke-hoach-tu-tap-bieu-tinh-trai-phap-luat-thi-bi-xu-ly-nhu-the-nao-/

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer