IVai trò của Công ty luật Sao Việt:
- Ngay sau khi nhận được các yêu cầu của khách hàng, luật Sao Việt sẽ gửi các thông tin cơ bản về: Bảng giá dịch vụ; Hợp đồng dự thảo; Quy trình tư vấn, thực hiện việc đăng ký cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài là  vợ, chồng, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam cho Quý khách hàng qua Email để khách hàng tham khảo thông tin về dịch vụ tư vấn;
- Khách hàng cung cấp thông tin theo phiếu yêu cầu cung cấp thông tin (mẫu luật Sao Việt soạn thảo);
- Luật Sao Việt sẽ gửi thư tư vấn trực tiếp qua email về các thông tin pháp lý mà khách hàng đã cung cấp;
- Sau khi thống nhất được các nội dung cơ bản về việc đăng ký cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài là vợ, chồng, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam, Chúng tôi sẽ đặt lịch gặp gỡ tư vấn trực tiếp tại văn phòng hoặc theo yêu cầu của Quý khách;
- Soạn thảo hồ sơ việc đăng ký cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài là  vợ, chồng, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam theo yêu cầu khách hàng;
- Cử nhân viên tiến hành các thủ tục theo quy định trong hợp đồng hai bên đã ký kết;

II. Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền 

- Người nước ngoài thuộc diện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tại Hà Nội, Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh có địa chỉ như sau:

  • Cơ sở 1: Số 89 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 
  • Cơ sở 2: Số 2, Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội 

​- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đẩy đủ, hợp lệ: cán bộ tiếp nhận hồ sơ nhận hồ sơ và viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận tiền cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ: cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại hồ sơ cho kịp thời.
Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần

- Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh gửi hồ sơ hợp lệ của người xin hồi hương kèm theo ý kiến nhận xét, đề xuất về Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an tỉnh phải gửi hồ sơ kèm theo ý kiến nhận xét, đề xuất về Cục quản lý xuất nhập cảnh.

- Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành thẩm tra, xác minh và báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định. Trường hợp xét thấy trường hợp cần phải thẩm tra bổ sung thì thời gian trên có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.

- Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người xin thường trú và Công an cấp tỉnh nơi người đó xin thường trú biết về quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Trường hợp Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an đồng ý cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam thường trú, thì: Công an cấp tỉnh chỉ đạo Phòng Quản lý xuất nhập cảnh cấp thẻ thường trú trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được thông báo về quyết định đồng ý cho thường trú của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Trường hợp Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an  không đồng ý cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam thường trú, thì: Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người xin thường trú trú biết, nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả 
- Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, người nước ngoài xin thường trú ở Việt Nam được chấp thuận cho thường trú ở Việt Nam phải đến phòng quản lý xuất nhập cảnh nơi thường trú để nhận thẻ thường trú.
- Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ thường trú cho người đến nhận kết quả.
* Lưu ý: Nếu quá thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, người được chấp thuận cho thường trú không đến nhận thẻ mà không có ký do chính đáng thì thẻ thường trú mặc nhiên hết giá trị.
* Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

III. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
IV. Thành phần, số lượng hồ sơ
Hồ sơ gồm:
1. Đơn xin thường trú theo mẫu N9A;
2. 04 ảnh mới chụp cỡ 3x4 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu;
3. Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân hoặc của nước mà người đó thường trú cấp;
4. Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân (kèm phiếu chuyển của cơ quan ngoại giao Việt Nam);
5. Giấy bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài xin thường trú ở Việt Nam theo mẫu N10 (có xác nhận của UBND phường, xã kèm theo bản sao CMND, hộ khẩu của người bảo lãnh), tùy từng trường hợp cụ thể người bảo lãnh và người được bảo lãnh phải xuất trình giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp hoặc có nguồn tài chính hợp pháp để bảo đảm có nhà ở và cuộc sống cho người được bảo lãnh.
6. Bản sao giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam (giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh,…, những tài liệu này nếu được cấp ở nước ngoài thì yêu cầu phải làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự);
7. Bản chụp hộ chiếu, bản sao hộ chiếu, bản sao visa hoặc thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng tại thời điểm nộp hồ sơ (xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu);
8. Các giấy tờ, tài liệu liên quan khác (nếu có).* Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên (trừ giấy bảo lãnh và hộ chiếu)phải  được  dịch ra tiếng việt và công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
*   Số lượng hồ sơ:  01 (một) bộ
V. Thời hạn giải quyết 
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành thẩm tra, xác minh và báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định. Trường hợp xét thấy trường hợp cần phải thẩm tra bổ sung thì thời gian trên có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
Công an cấp tỉnh chỉ đạo Phòng Quản lý xuất nhập cảnh cấp thẻ thường trú trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được thông báo về quyết định đồng ý cho thường trú của Bộ trưởng Bộ Công an.
VI. Kết quả thực hiện: Thẻ thường trú
VII. Cơ quan thực hiện TTHC
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an 
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Cơ quan phối hợp nếu có : Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an
VIII. Lệ phí:  
Gia hạn tạm trú: 100 USD
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer