Thùy Anh: Chào Luật sư. Vừa qua, tôi có đọc một bài báo về việc công an Hà Nội đã phát hiện và triệt phá đường dây “đẻ thuê”. Các đối tượng “đẻ thuê” chủ yếu là sinh viên 18- 25 tuổi, những người có nhu cầu mang thai hộ để kiếm tiền sinh sống. Vậy việc chấp nhận mang thai hộ người khác để kiếm tiền như vậy có vi phạm pháp luật không? Và cá nhân đó có thể bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Mong muốn có con và nhu cầu được làm cha, làm mẹ là niềm hạnh phúc thiêng liêng, chính đáng của tất cả mọi người. Trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà một số cặp vợ chồng không thể mang thai tự nhiên được, vì vậy, họ cần sự giúp đỡ từ người khác, từ những tiến bộ y học để có thể có con. Mang thai hộ là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay được áp dụng để giúp các cặp vợ chồng có thể có con. Lợi dụng tâm lý và mong muốn có con của các cặp vợ chồng hiếm muộn, nhiều cá nhân đã thực hiện tổ chức mang thai hộ để vụ lợi cho bản thân.

Mang thai hộ vì mục đích thương mại được quy định tại Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: “Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác”. Khác với mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, khi thực hiện mang thai hộ vì mục đích thương mại bao giờ cũng đi kèm điều kiện về lợi ích kinh tế hoặc lợi ích khác, và việc mang thai hộ trở thành một dịch vụ kiếm tiền, còn thai nhi bị coi như một món đồ để giao dịch, mua bán. Chính bởi hậu quả nặng nề này, mà hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Đối với cá nhân mang thai hộ vì mục đích thương mại: căn cứ theo Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cá nhân nào thực hiện hành vi mang thai hộ vì mục dích thương mại có thể bị xử lý vi phạm hành chính, cụ thể: “ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại. Đồng thời phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”

Đối với cá nhân thực hiện môi giới, tổ chức mang thai hộ: Tùy theo mức độ, tính chất của hành vi vi phạm, mà cá nhân thực hiện hành vi tổ chức mang thai hộ bao gồm việc tạo điều kiện cho các bên có nhu cầu mang thai hộ gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc, sắp xếp, tạo điều kiện và hỗ trợ về các phương tiện để các bên tiến hành việc mang thai hộ, nhằm mục đích thương mại, thu lợi nhuận cho bản thân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Theo Điều 187 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau:

“1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer