Đời sống của con người trong xã hội hiện nay ngày càng được nâng cao đi kèm với nhu cầu thiết yếu về chăm sóc sức khỏe, làm đẹp. Vì vậy, không khó để tìm ra một địa chỉ phẫu thuật thẩm mĩ trên thị trường. Tuy nhiên, không phải bất cứ bác sĩ phẩu thuật thẩm mĩ nào cũng mang lại một kết quả hoàn hảo mà vẫn luôn tồn tại những rủi ro nhất định đối với người sử dụng.Vậy trách nhiệm pháp lý thuộc về ai khi xảy ra những rủi ro trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ thẩm mỹ?

Nguồn ảnh: Internet

Thông thường, trước khi bắt đầu một ca phẫu thuật thẩm mĩ, khách hàng sẽ phải kí các cam kết/ hợp đồng với thẩm mỹ viện, bao gồm: trạng thái thể chất, gói dịch vụ thẩm mỹ lựa chọn, các vấn đề về bảo hiểm, cách xử lý khi xảy ra rủi do (bảo hiểm), … Việc kí cam kết hay hợp đồng dịch vụ rất quan trọng trong tất cả những trường hợp sử dụng dịch vụ phẫu thuật thẩm mĩ tại các cơ sở.

Đối với trường hợp không ký kết hợp đồng hoặc không có cam kết, người sử dụng dịch vụ sẽ mất nhiều quyền lợi nếu có xảy ra sự cố trong quá trình thực hiện.

Về trách nhiệm dân sự:

Khi có hợp đồng/cam kết giữa 2 bên, sau khi phẫu thuật xảy ra sự cố gây thiệt hại cho người đăng ký sử dụng dịch vụ mà sự cố đó xuất phát từ sai phạm của bác sĩ thực hiện hoặc sai phạm của cơ sở kinh doanh dịch vụ thì phía thẩm mỹ viện phải chịu trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng.

Trong trường hợp không có cam kết từ trước, phía cơ sở thẩm mỹ vẫn phải thực hiện bồi thường khi có sự cố xảy ra theo quy định của Điều 584 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Về trách nhiệm hành chính:

Đối với các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (khoản 5 Điều 23a Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế).

Đối với các hành vi vi phạm trong ngành nghề thẩm mỹ: kinh doanh trái phép; hoạt động ngoài DKKD… thì chịu chế tài xử lý theo quy định: Tại khoản 6 Điều 29 ND 176/2013 quy định mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động. Đồng thời, đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các cơ sở có hành vi này.

Về trách nhiệm hình sự:

Trong trường hợp quá trình thẩm mỹ, sử dụng dịch vụ tại cơ sở thẩm mỹ khiến nạn nhân tử vong thì cơ quan cảnh sát điều tra sẽ khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân, từ đó xác định trách nhiệm của những người có liên quan.

Nếu quá trình điều tra xác định có dấu hiệu hình sự thì những người trực tiếp tham gia phẫu thuật cho nạn nhân có thể bị truy cứu về tội “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” quy định tại Điều 129 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

hoặc tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác

1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

….”

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, để đảm bảo cho quyền lợi của mình, khách hàng trước khi sử dụng dịch vụ phẫu thuật thẩm mĩ cần chọn những cơ sở có uy tín được cấp phép theo trình tự thủ tục pháp luật, ngoài ra cần phải kí cam kết trước khi sử dụng dịch vụ. Khi xảy ra các thiệt hại không mong muốn cần trình báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lí về các sai phạm và yêu cầu giải quyết bồi thường cho những thiệt hại đó.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với vấn đề. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            

"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếpSố 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Emailcongtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer