Hỏi:

Năm 1999 ông Hoàng Nguyên B cho chị Tống Thanh Th vay 50 triệu VNĐ với lãi xuất 1%/1 tháng với thời hạn trả là 1 năm. Để đảm bảo cho việc thanh toán anh B đã cầm cố con trâu của chị T. Đến năm 2004 chị Th đề nghị với anh Bình cho chị vay tiếp 50 triệu VNĐ với lãi xuất 1%/1 tháng anh Bình nói là nợ cũ chưa trả được nên không đồng ý cho vay, anh  Bình yêu cầu nếu bây giờ tôi cho chị vay thì chị phải trả tôi với mức lãi xuất là 15%/1tháng chị Th nói là" Đến tháng 12/2005 tôi sẽ cam đoan thanh toán cả nợ cũ lẫn nợ mới. Hàng tháng chị Th vẫn trả lãi đều, cho đến 6/2005 chị Th  không trả lãi anh Bình. Đến tháng 10/2006 anh Bình kiện chị Thuỷ ra Toà án. Hỏi sự việc trên được giải quyết như thế nào?

Giải quyết các tranh chấp phát sinh từ một số loại giao dịch dân sự xác lập trước ngày 01/01/2006

Đáp: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, câu hỏi của bạn Công ty Luật TNHH Sao Việt xin trả lời như sau:
Theo Nghị quyết số 45/2005/NQ- QH11 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 về việc thi hành Bộ luật Dân sự thì trong một số trường hợp các quy định của Bộ luật Dân sự cũng được áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ một số loại giao dịch dân sự xác lập trước ngày 01/01/2006, cụ thể là://
Tại điểm a khoản 3 Nghị quyết này quy định là "Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự thì áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự (2005)"; Do đó,  nếu có tranh chấp phát sinh từ những giao dịch dân sự loại này,  phải áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 để giải quyết. Tuy nhiên để áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 trong các trường hợp tương tự, cần chú ý xác định là giao dịch dân sự đó phải có nội dung và hình thức hoàn toàn phù hợp với các quy định của Bộ luật Dân sự 2005;  nếu không hoàn toàn phù hợp thì không áp dụng.
Tuy nhiên, theo điểm b khoản 2 Nghị quyết thì đối với "Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức khác với quy định của Bộ luật dân sự hoặc giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực mà có tranh chấp xảy ra thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật dân sự năm 1995 để giải quyết;" Như vậy  các giao dịch dân sự được hình thành trước 01/01/2006 mà có nội dung và hình thức khác với quy định của Bộ luật Dân sự 2005  hoặc giao dịch dân sự đã thực hiện xong trước ngày 01/01/2006 mà có tranh chấp xảy ra thì áp dụng BLDS 1995 để giải quyết
Áp dụng vào trong trường hợp này:
Đối với hợp đồng vay nợ thứ nhất:
Hợp đồng vay nợ có cầm cố tài sản giữa anh Bình và chị Thuỷ hoàn toàn phù hợp với nội dung hợp đồng vay nợ được quy định tại các Điều từ 471 đến 479 và cầm cố tài sản được quy định tại các Điều từ 326 đến 341 Bộ luật Dân sự 2005; do đó, khi giải quyết tranh chấp này phải áp dụng các quy định tương ứng được quy định tại các điều nói trên của Bộ luật Dân sự, chứ không áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự 1995 (văn bản pháp luật có hiệu lực vào thời điểm hợp đồng vay nợ giữa chị Thuỷ và anh Bình được xác lập). Cụ thể là chị Th phải bán đấu giá con trâu để trả nợ cho anh B.
Đối với hợp đồng vay nợ thứ hai:
Việc anh Bình cho chị Thuỷ vay nặng lãi không được pháp luật công nhận. Theo điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 quy định "lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng". Cho nên trong trường hợp này thoả thuận về mức lãi suất 15% giữa anh Bình và chị Thuỷ là không phù hợp với các quy định của Bộ luật Dân sự  2005 nên áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự 1995 để giải quyết. Cụ thể là chị Th phải có nghĩa vụ thanh toán cho anh Bình số tiền mà chị đã nợ với mức lãi suất cao nhất không quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng.
Trên đây là tư vấn của công ty luật Sao Việt, nếu có thêm thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 6243.
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer