Hỏi:

 Nguyễn Thị Hoa ở phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng có vay của Ngân Hàng X 200 triệu đồng. Khi vay bà Hoa thế chấp cho ngân hàng căn nhà mà hiện tại bà đang đứng tên chủ sở hữu. Khi đến trả nợ bà Hoa không trả được nợ cho Ngân  Hàng X, Ngân hàng yêu cầu Toà án giải quyết. Cơ quan thi hành án kê biên nhà đất để đưa ra bán đấu giá, nhưng không bán được, nên đã yêu cầu Ngân hàng nhận nhà đất, Ngân hàng không nhận, mà vẫn tiếp tục tính lãi suất quá hạn đối với người vay có đúng không? Việc Ngân Hàng cố tình không nhận tài sản được thể chấp như vậy có đúng không?
 

Đáp: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, câu hỏi của bạn công ty Luật TNHH Sao Việt xin trả lời như sau:
Khoản 3, mục 1 và mục 3 Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của TANDTC - VKSNDTC - Bộ Tư Pháp - Bộ Tài Chính quy định nguyên tắc bảo đảm quyền lợi cho bên được thi hành án, theo đó cùng với việc quyết định bên có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên được thi hành án tiền hoặc tài sản đã vay, Toà án phải quyết định rõ trong bản án, quyết định về việc buộc bên phải thi hành án phải chịu tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định. Tuy nhiên, đối với khoản tiền vay, gửi ở tổ chức Ngân hàng, tín dụng do giá trị của các khoản tiền này đã được bảo đảm thông qua các mức lãi suất do Ngân hàng nhà nước quy định, cho nên khi xét xử, trong mọi trường hợp Toà án đều không phải quy đổi các khoản tiền ra gạo, mà quyết định buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán tiền thực tế đã vay, gửi cùng với khoản tiền lãi, kể từ khi giao dịch cho đến khi thi hành án xong, theo mức lãi suất tương ứng do Ngân hàng nhà nước quy định.
 
Do vậy, quá thời hạn trả nợ, người vay không trả nợ thì Ngân hàng có quyền tính lãi suất nợ quá hạn theo quy định của pháp luật về lãi suất tiền vay. Việc bán đấu giá nhà đất của người phải thi hành án không thành, không phải là căn cứ bắt buộc Ngân hàng tính lãi suất nợ quá hạn đối với khoản tiền người vay (người phải thi hành án) chậm trả so với hợp đồng vay tiền của Ngân hàng đã quá hạn trả nợ.

Theo khoản 3 điều 104 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy đinh: "Trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Nếu giá trị tài sản đã giảm bằng hoặc thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án vẫn không nhận để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được giao lại cho người phải thi hành án quản lý, sử dụng. Người phải thi hành án không được đưa tài sản này tham gia các giao dịch dân sự cho đến khi họ thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án. "
Do đó, Đối với tài sản không bán được, chấp hành viên yêu cầu Ngân hàng nhận tài sản để thi hành án; nếu Ngân hàng không nhận thì chấp hành viên trả tài sản cho người phải thi hành án và quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế khác.".

Bởi vậy, việc không nhận tài sản phải thi hành án là hoàn toàn đúng pháp luật.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật TNHH Sao Việt, nếu bạn có thêm thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 19006243

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer