1, Bỏ hoang đất là gì? Quy định pháp luật về hành vi bỏ hoang đất?

Bỏ hoang đất, bản chất là hành vi không sử dụng đất liên tục trong một thời gian dài. Hiện nay, để tránh tình trạng bỏ hoang, lãng phí đất đai đồng thời tận dụng và khai thác tối đa các lợi ích từ đất, pháp luật quy định như sau:

1. Hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 15 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.

(Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP)

2, Các hậu quả pháp lý khi bỏ hoang đất?

Từ quy định nêu trên, hướng xử lý đối với hành vi bỏ hoang đất như sau:

TH1:  Không bị xử phạt vi phạm hành chính:

Cá nhân, tổ chức bỏ hoang đất không bị xử phạt vi phạm hành chính nếu

+ Chưa đủ thời hạn quy định: thời gian không sử dụng đất trồng cây hằng năm chưa đủ 12 tháng liên tục, dưới 18 tháng liên tục đối với đất trồng cây lâu năm, dưới 24 tháng liên tục đối với đất trồng rừng 

+ Hoặc đã quá thời hạn quy định nhưng thuộc các trường hợp bất khả kháng như do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh …

TH2: Bị xử phạt vi phạm hành chính: áp dụng đối với trường hợp đã quá thời hạn quy định (mà không thuộc trường hợp bất khả kháng ) cụ thể: đối với đất trồng cây hàng năm không sử dụng trong 12 tháng liên tụcđất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục . Tuỳ theo diện tích bỏ hoang, mức phạt tiền dao động từ 500.000 đồng – 10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1 triệu đồng – 20 triệu đồng đối với tổ chức (Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP)

TH3: Bị nhà nước thu hồi đất

Trường hợp đã bị xử phạt hành chính mà vẫn không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai:

“Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;”

Như vậy, đối với trường hợp 1 và trường hợp 2, cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất mà bỏ hoang đất thì vẫn tiếp tục được sử dụng đất đó phù hợp với mục đích sử dụng đất. Trường hợp người dân bỏ hoang đất không canh tác mà đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tiếp tục bỏ hoang thì sẽ bị nhà nước thu hồi đất.

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer