Tôi đang có tranh chấp về đất đai với hàng xóm tại Tòa án, hiện tại phía tòa án gửi cho tôi thư triệu tập tham gia buổi hòa giải để tiến hành hòa giải. Cho tôi hỏi tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải tại Tòa không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH Sao Việt, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

Theo Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì hòa giải trong tố tụng dân sự được hiểu là việc Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Pháp luật dân sự hiện nay quy định 2 trường hợp không hòa giải bao gồm trường hợp vụ án không được hòa giải và vụ án không tiến hành hòa giải.

Những vụ án không được hòa giải quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 bao gồm:

- Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

- Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Những vụ án không tiến hành hòa giải quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 bao gồm:

- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

- Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

- Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Như vậy, nếu đương sự không tham gia hoặc đề nghị không tiến hành hòa giải thì việc hòa giải sẽ không được tiến hành hoặc những vụ án thuộc trường hợp không được hòa giải thì việc hòa giải cũng không được thực hiện.

Vậy thủ tục hòa giải tại Tòa án khi giải quyết tranh chấp đất đai là không bắt buộc. Tuy nhiên, trong giai đoạn Tố tụng tại Tòa án, Tòa án sẽ tiến hành các buổi hòa giải.

Lưu ý:

Tòa án sẽ triệu tập đương sự tại Phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải. Đây là phiên họp quan trọng, ngoài thủ tục hòa giải, các đương sự sẽ thực hiện việc giao nộp chứng cứ, đối chiếu, tiếp cận chứng cứ các bên đưa ra mà việc này có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của vụ án. Vì vậy, đương sự có thể vắng mặt hoặc từ chối hòa giải nhưng vẫn nên có mặt tại phiên họp này.

Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được thì Thẩm phán tiến hành Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -           
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer