Câu hỏi: 
Gia đình tôi có năm anh em. cha tôi đã mất năm 2015 (không để lại di chúc), chỉ còn mẹ. cha mẹ tôi cùng tạo dựng căn nhà đã lâu (50 năm). Một em trai của tôi lập gia đình ở riêng và đã mất, nay cô em dâu có chồng chết này đến nhà đòi mẹ tôi phải ký giấy di chúc cho cô được chia phần của chồng (cô đã có 03 con với em tôi). Xin hỏi yêu cầu của cô em dâu có đúng pháp luật không?

Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và câu hỏi tới Luật Sao Việt, với câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau:

Căn nhà nói trên là tài sản chung của cha mẹ bạn trong thời kì hôn nhân. Do cha bạn chết nên tài sản của cha mẹ bạn sẽ được chia đôi theo nguyên tắc khi chia tài sản chung của vợ chồng, cha bạn một nửa và mẹ bạn một nửa trong khối tài sản là căn nhà đó.
Về việc quản lý, sử dụng, Căn cứ khoản 2 Điều 31 về quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản”.
Trong trường hợp này, do cha của bạn không để lại di chúc nên nếu có yêu cầu mở thừa kế thì phần tài sản là nửa căn nhà nói trên sẽ được chia theo pháp luật về thừa kế. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất trong gia đình bạn bao gồm: 05 anh chị em của bạn, mẹ bạn, ông bà nội của bạn (nếu còn sống).
Vì trong thư của bạn không đề cập việc em bạn mất trước hay mất sau cha bạn, nên phải chia làm hai trường hợp:
-   Thứ nhất, nếu em bạn mất trước cha bạn thì 03 người con của em bạn sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần tài sản mà em bạn đáng lẽ được hưởng (chia đều cho ba người con của em bạn).
Căn cứ Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”
-   Thứ hai, nếu em bạn mất sau cha bạn thì phần tài sản mà em bạn đáng lẽ được hưởng sẽ được chia đều cho ba người con của em bạn và vợ của em bạn. Cần lưu ý với bạn về thời hiệu khởi kiện để người thừa kế theo pháp luật có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế;

Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế: đối với di sản thừa kế là động sản thì thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 10 năm đối với động sản, với bất động sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Trong khoảng thời gian này, những người được hưởng thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu phân chia di sản, xác nhận quyền thừa kế đối với di sản. Căn cứ Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó…”.
   Như vậy, có thể xét về quyền, lợi ích hợp pháp của cô em dâu bạn là có cơ sở; về thời hiệu khởi kiện thì vẫn còn thời hiệu để khởi kiện chia di sản theo đúng quy định của pháp luật.



Từ Khóa
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer