Để đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một trong các hình thức như thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC…Trong đó đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế được nhiều nhà đầu tư lựa chọn bởi các ưu điểm như tận dụng được kinh nghiệm, sự am hiểu môi trường kinh doanh của nhà đầu tư nước sở tại, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án đầu tư khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Xem thêm tại: Ưu – nhược điểm của các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ pháp lý:

  • Điều 22 Luật đầu tư 2020
  • Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP

1, Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam

Để thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng 2 điều kiện sau:

Điều kiện 1: Điều kiện tiếp cận thị trường

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là các điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Theo đó Danh mục gồm:

  • Ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường (ví dụ như đưa người lao động đi nước ngoài làm việc, dịch vụ bưu chính công ích, kinh doanh tạm nhập tái xuất…): nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư
  • Ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện (ví dụ như sản xuất vật liệu xây dựng, thương mại điện tử, dịch vụ quảng cáo…): nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế, điều kiện về hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, điều kiện về năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia, các điều kiện khác theo quy định.

Ngoài ra, đối với các ngành nghề khác không thuộc danh mục hạn chế tiếp cận thị trường, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận như nhà đầu tư trong nước

Điều kiện 2: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2, Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài

Bước 1: Hợp pháp hóa các giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài

  • B1: Chuẩn bị hồ sơ:

+ Tờ khai theo mẫu số LS/HPH-2012/TK.

+ Bản chính giấy tờ tùy thân.

+ Bản dịch Giấy tờ pháp lý cần được hợp pháp hóa lãnh sự (01 bản chính và 01 bản photo).

  • B2: Lấy giấy hẹn và tới lấy kết quả đúng hạn

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thành lập Doanh nghiệp của mình

  • B1: Chuẩn bị hồ sơ

+ Số lượng: 01 bộ.

+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.

+ Cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận.

+ Giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư đã được hợp pháp hóa.

+ Sao kê tài khoản ngân hàng và các tài liệu để chứng minh năng lực tài chính.

  • B2: Nộp hồ sơ

+ Cơ quan có thẩm quyền: Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.

+ Thời hạn xử lý: 15 ngày kề từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Đăng ký thành lập doanh nghiệp với loại hình phù hợp

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Điều lệ công ty.

+ Danh sách thành viên, danh sách cổ đông, danh sách thành viên hợp danh (nếu có).

+ Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân đã được hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp ở trên.

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp hộ hồ sơ).

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer