An toàn hàng không nói chung và an toàn khai thác sân bay nói riêng luôn là tiêu chí đặt lên hàng đầu trong lĩnh vực hàng không. Tuy nhiên, một bộ phận giới trẻ hiện nay lại đang bất chấp mọi nguy hiểm để có thể thoải mái “đú trend”. Điển hình nhất phải kể đến trào lưu dựng điện thoại ở cửa sổ máy bay trong suốt chuyến bay để “săn mây” do một tiktoker nổi tiếng khởi nguồn. Mặc dù trào lưu này đã vấp phải làn sóng chỉ trích từ cộng đồng mạng và bị nhiều cơ quan hàng không lên tiếng cảnh báo do vi phạm an toàn chuyến bay, gây nguy cơ cháy nổ, thế nhưng ngay sau đó mạng xã hội lại xuất hiện hình ảnh một cô gái tạo dáng trên đường băng sân bay gây nhiều tranh cãi.

Ảnh minh họa: Internet

Ở bài viết Sử dụng điện thoại để "săn mây" trên máy bay bị xử phạt như thế nào, Luật Sao Việt đã làm rõ chế tài xử lý đối với hành vi sử dụng thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép cũng như các nguy hiểm mà hành khách có thể đối mặt, vì vậy trong phạm vi bài viết này, Luật Sao Việt sẽ khái quát lại các quy định pháp luật, chế tài xử lý đối với hành vi di chuyển trên đường băng sân bay

Có thể khắng định việc cá nhân, phương tiện không có nhiệm vụ nhưng thực hiện hành vi: tiếp cận tàu bay, trang thiết bị, phương tiện mặt đất + di chuyển trên đường cất, hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay đã vi phạm điều cấm trong an toàn khai thác sân bay ( cụ thể tại khoản 25 Điều 10 Hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn khai thác sân bay - Ban hành kèm theo Quyết định 336/QĐ-CHK năm 2021). Do đó tùy theo tính chất, mức độ, người vi phạm sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu TNHS về Tội cản trở giao thông đường không. Cụ thể như sau:

Trách nhiệm hành chính:

Hành vi

Mức phạt

Căn cứ

- Đi lại trên sân đỗ tàu bay không đúng phần đường

- Đi lại ở những nơi không được phép

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Điều 11 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định xử phạt quy định về đi lại, điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hoạt động trong cảng hàng không, sân bay

Di chuyển trên đường cất hạ cánh, đường lăn khi không được phép

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Đối với hành vi này, nếu là nhân viên hàng không sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 tháng đến 05 tháng.

 

Trách nhiệm hình sự:

Trách nhiệm hình sự được đặt ra đối với cá nhân thực hiện hành vi di chuyển trên đường băng sân bay nếu hành vi đó có các dấu hiệu của Tội cản trở giao thông đường không được quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự 2015.

“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, cản trở giao thông đường không làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 62% đến 121% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đặt các chướng ngại vật cản trở giao thông đường không;

b) Di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất, hoặc phá hủy các biển hiệu, tín hiệu an toàn giao thông đường không;

….e) Hành vi khác cản trở giao thông đường không….

Ở mức độ nghiêm trọng , người phạm tội còn có thể bị phạt tù đến 15 năm, phạt tiền đến 100 triệu đồng và bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer