Câu hỏi: Gần đây Bộ Công Thương phát hiện hàng loạt hành vi có dấu hiệu vi phạm của Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, trong đó có việc một số sản phẩm chức năng tại kho của Công ty có nhãn gốc chưa đúng với nhãn gốc đã đăng ký với Cục an toàn thực phẩm (Bộ y tế), có dấu hiệu vi phạm quy định về nhãn sản phẩm và lưu thông hàng hóa chưa đủ điều kiện trên thị trường. Vậy Công ty bán hàng đa cấp sẽ bị phạt như thế nào? Mong luật sư giải thích giúp tôi vấn đề này, tôi cảm ơn!

xử phạt kinh doanh hàng hóa có nhãn không đúng với nhãn đã đăng ký

Trả lời:

Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Theo Điểm a khoản 1 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì đối với hành vi kinh doanh hàng hóa có nhãn không đúng các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa thì tùy theo giá trị hàng hóa mà bị phạt tiền và bị thu hồi hàng hóa vi phạm. Cụ thể :

Điều 26. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính cht hàng hóa theo quy đnh của pháp luật về nhãn hàng hóa;

Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa

2. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này;

Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hóa được quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Cụ thể:

Điều 12. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hoá

2. Thực phẩm:

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Trên đây là giải đáp của Chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm, mọi thắc mắc xin liên lệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 để được giải đáp.

Trân trọng ./.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer