Hai vợ chồng chị tôi đã ly hôn từ năm ngoái, có một con chung là bé Mít 8 tuổi do chị tôi nuôi dưỡng. Kể từ sau khi bố mẹ ly hôn, tôi thấy cháu có biểu hiện tự kỷ, phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ khác nên tôi đã bàn bạc với chị gái nhận cháu làm con nuôi để thuận tiện cho việc đưa cháu sang nước ngoài điều trị. Tôi đã ra UBND làm thủ tục nhận con nuôi nhưng họ yêu cầu phải có sự đồng ý của bố đẻ cháu. Xin hỏi việc nhận cháu ruột làm con nuôi trong trường hợp này có bắt buộc cần sự đồng ý của bố cháu bé không?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tường và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích cho trẻ, pháp luật quy định “cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú bác ruột của người được nhận làm con nuôi” thuộc nhóm ưu tiên hơn cả khi lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ - được ghi nhận tại khoản 1 Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010.

Tương tự như các trường hợp khác, người nhận cháu ruột làm con nuôi cũng phải đáp ứng các điều kiện nhất định như có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tư cách đạo đức tốt và không thuộc các trường hợp đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang chấp hành hình phạt tù; hay chưa được xóa án tích về một số tội…Con nuôi phải là người dưới 18 tuổi

Bên cạnh các điều kiện đối với người nhận nuôi, con nuôi nêu trên, căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ-CP:

Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

=> Như vậy, quy định của điều luật không đặt ra trường hợp ngoại lệ, do đó việc nhận cháu ruột làm con nuôi bắt buộc phải có sự đồng ý của cả cha, mẹ đẻ (nếu còn sống). Lưu ý: Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Hơn nữa bất kể tình trạng hôn nhân của bố mẹ như thế nào cũng không làm thay đổi các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, do đó đối với việc cho - nhận con nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ hoàn toàn có quyền quyết định, đồng thời khi cho con nuôi, cha mẹ đẻ phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer