Chào Luật sư, anh tôi mở xưởng sản xuất kinh doanh giày dép thời trang. Nhận thấy khách hàng chuộng các sản phẩm gắn mác thương hiệu nổi tiếng nên anh tôi đã hợp tác với một bên khác sản xuất giày dép giả mạo thương hiệu JU, GU để bán kèm kiếm lợi nhuận. So với các sản phẩm cùng loại của hãng, giá thành giày dép anh tôi bán ra chỉ bằng một nửa nên rất nhiều người đặt mua. Trong một lần giao hàng cho khách, không may anh tôi bị Công an huyện và Đội quản lý thị trường kiểm tra hành chính, lập biên bản thu giữ tang vật. Vậy xin hỏi trường hợp này liệu anh tôi đến mức bị phạt tù không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Anh bạn thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh giày dép giả mạo các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam, hành vi này được xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2009:

“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng….”

Hơn nữa, quyền đối với nhãn hiệu thuộc nhóm quyền sở hữu công nghiệp: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh (theo khoản 2 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ)”

Vì vậy, anh bạn thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có thể bị xử lý hành chính, hoặc hình sự về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại 3 Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên để quy kết trách nhiệm hình sự của anh bạn trong trường hợp này, cần xem xét các yếu tố sau đây:

+ Chủ thể: là cá nhân trên 16 tuổi, có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại

+ Khách thể: xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể khác

+ Các hành vi khách quan:

  1. Hành vi chiếm đoạt quyền sở hữu công nghiệp:

Hành vi này chiếm đoạt quyền sở hữu công nghiệp thể hiện dưới dạng hành động,  người phạm tội cố ý dịch chuyển  nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của người khác thành của mình bằng nhiều thủ đoạn như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gian dối hay lén lút …khiến cho chủ sở hữu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mất đi khả năng thực hiện quyền của mình

Đây là hành vi khai thác lợi ích, công dụng của nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mà không được sự cho phép của chủ thể

  1. Hành vi sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý…như gắn nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh, lưu thông, chào bán, quảng cáo để  bán , tàng trữ hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu

Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, biết hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam là phạm pháp và gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn sử dụng để thu lợi hoặc theo quy mô thường mại

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

+ Đối với cá nhân:  "1, Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm....

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

+ Đối với pháp nhân thương mại: Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;”...

Như vậy, ngoài 4 yếu tố nêu trên, khi kết luận trách nhiệm pháp lý của người phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét thêm các yếu tố như quy mô hoạt động, các khoản tiền thu lợi bất chính, mức độ thiệt hại của chủ sở hữu nhãn hiệu, giá trị hàng hóa vi phạm,...Trường hợp của anh bạn, do chưa có các thông tin cụ thể về việc giả mạo nhãn hiệu, giá trị lô hàng, số tiền thu lợi, mức độ thiệt hại...nên chúng tôi chưa thể kết luận trách nhiệm pháp lý của anh bạn trong trường hợp này. Để được nhận tư vấn cụ thể cũng như các giải pháp pháp lý, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer