Chào Luật sư, người dân chỗ em cho một gia đình vay tiền, có giấy tờ đầy đủ và chữ ký của hai vợ chồng người vay. Nhưng gần đây, em mới nhận được tin ông chồng vay tiền mất tích, không biết đi đâu, còn vợ con thì vẫn sống ở đây. Vậy trường hợp này ai sẽ có nghĩa vụ phải trả nợ thay người mất tích?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 66, 69  BLDS 2015, người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú, người mất tích có nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, thực hiện nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt, người mất tích bằng tài sản của người đó theo quyết định của Toà án.

Như vậy, đối với trường hợp người vắng mặt tại nơi cư trú (theo Điều 64 BLDS), người mất tích (theo Khoản 1 Điều 68 BLDS 2015), để xác định nghĩa vụ trả nợ thay, trước hết bạn cần xác định rõ ai là người có quyền quản lý tài sản

Nguyên tắc xác định quyền quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú, người mất tích được quy định tại Điều 65,69 BLDS 2015 như sau:

- Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý;

- Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;

- Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

- Nếu không có những người thuộc diện nêu trên thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

- Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Từ những phân tích nêu trên, nếu người vợ đang là người trực tiếp quản lý tài sản của chồng, sẽ có quyền và nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ theo hợp đồng vay trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp người vợ không chịu trả nợ, những người dân cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu người quản lý tài sản của người vắng mặt, người mất tích đó phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Vui lòng liên hệ tư vấn và sử dụng dịch vụ của Công ty Luật TNHH Sao Việt tại:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer