Hỏi: Ông Bình trước khi chết có để lại toàn bộ tài sản cho anh Tính là con trai cả bằng di chúc miệng, những ngýời con cùng chứng kiến. Sau khi ông Bình mất anh Tính muốn thực hiện quyền hưởng thừa kế của mình thì cần làm thủ tục gì  để tránh tranh chấp? (được biết là các con của ông Bình đều đã trưởng thành, có khả năng lao động và cha, mẹ vợ của ông Bình đã mất trước ông Bình).

Đáp: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, câu hỏi của bạn Công ty Luật TNHH Sao Việt xin tư vấn như sau:
Pháp luật luôn tôn trọng ý nguyện của người để lại di sản. Trong trường hợp này không có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc vì các con của ông Bình đều đã trưởng thành, có khả năng lao động và cha, mẹ, vợ của ông Bình đã mất trước ông Bình.
Theo điều 651 khoản 1 quy định về di chúc miệng thì: "Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại cùng ký tên hoặc điểm chỉ ". Tại điều 654 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc thì những người con cùng chứng kiến đó là người làm chứng hợp pháp cho di chúc miệng của ông Bình. Bởi vậy di chúc miệng của ông Bình dành cho anh Tính được hưởng toàn bộ di sản của ông là hoàn toàn hợp pháp.  Nhưng cũng tại khoản 2 điều 651 Bộ luật dân sự 2005 quy định "Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị huỷ bỏ."
Cho nên để anh Tính thực hiện được quyền hưởng thừa kế của mình và tránh tranh chấp xẩy ra sau này anh Tính cần lập ngay biên bản công nhận di chúc miệng của ông Bình có chữ ký của những người làm chứng.

Trên đây là tư vấn của công ty luật Sao Việt, nếu có thêm thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 6243.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer