Hỏi: 

Anh Trần Đình Thọ ở Bình Thuận hỏi: năm 2007 khi tôi đang công tác tại thành phố Hà Nội thì được tin mẹ tôi qua đời. Một thời gian sau, em tôi nói lại trước khi mất mẹ tôi có di chúc (miệng) là số tài sản trong gia đình sẽ được chia đều cho ba anh em tôi. Trước đây (2005), khi còn sống mẹ tôi nói với ba anh em tôi là: Tài sản trong nhà chia làm hai phần, tôi được hưởng một phần, phần còn lại chia đều cho hai em tôi. Vậy trong hai di chúc trên, di chúc nào có giá trị.
 

Đáp:
Theo tinh thần điều 651 Bộ luật dân sự 2005 thì di chúc miệng chỉ được công nhận khi:

  • Một người bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản.
  • Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó.
  • Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị huỷ bỏ.

 
Di chúc miệng trước kia của mẹ anh nói là chia cho anh một nửa di sản là không hợp lệ vì:

  • Thứ nhất là khi mẹ anh nói như vậy thì mẹ anh không ở tình trạng bị cái chết đe doạ.
  • Thứ hai khi mẹ anh nói như vậy là từ năm 2005 mà đến năm 2007 mẹ anh mới mất tức là từ thời điểm mẹ anh nói như vậy đến thời điểm mở thừa kế là 2 năm . Vì vậy giả dụ di chúc miệng có được lập hợp pháp đi chăng nữa thì nó cũng đã hết thời hiệu.

Cho nên trong trường hợp này nếu như di chúc miệng mà mẹ anh đã nói với các em anh trước lúc mất, có người làm chứng ghi chép lại cùng ký tên thì di chúc sau có hiệu lực, tức là di sản của mẹ anh sẽ được chia đều cho ba anh em.
 
Trong trường hợp cả 2 di chúc trên đều không đáp ứng được điều 651 Bộ luật dân sự 2005 thì việc chia di sản được tiến hành chia theo luật.

 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer