Em chào luật sư. Em có câu hỏi về thừa kế mong các anh chị tư vấn giúp em ạ. Chồng em mất được 13năm. Em ở nhà chồng bán hàng và nuôi con. Mẹ chồng em mất được 20năm còn bố chồng e mất được 1năm. Khi ông mất không để lại di chúc. Nhà chồng em có 4 anh em vẫn ở chung cùng nhà của bố mẹ. Giờ anh chị chồng muốn bán nhà đi, nói chia sẽ chia cho con em một phần nhưng phần của con em sẽ do các bác quyết định để mua nhà cho con em và nếu còn tiền thừa sẽ gửi vào tiết kiệm. Một bác nói sẽ là người giám hộ cho con em. Luật sư cho e hỏi: Nếu các bác muốn làm người giám hộ cho con em nhưng em không muốn để cho bác giám hộ có được không? Nếu bác là người giám hộ thì có ảnh hưởng tới tài sản của con em sau này không ạ? Và có nên để bác là người giám hộ cho con em không? Em xin cảm ơn!

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: pixabay.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 47 Bộ luật dân sự 2015 thì người được giám hộ bao gồm:

“1. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

c) Người mất năng lực hành vi dân sự;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.”

Trong trường hợp của bạn, bạn sẽ là người giám hộ cho cháu chứ không phải bác của cháu. Nếu bạn không muốn để bác làm người giám hộ thì bác cũng ko thể trở thành người giám hộ cho con bạn được.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật dân sự thì người giám hộ thì sẽ có quyền quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Nghĩa là dù con bạn có nhà, hay được thừa kế tài sản từ ông bà thì trên danh nghĩa là của con bạn, còn thực tế người giám hộ sẽ có quyền đối với tài sản đó như bán, tặng cho,... vì lợi ích của con bạn (nhưng trên thực tế vấn đề “vì lợi ích của người được giám hộ” rất khó minh bạch).

Bạn là người có năng lực hành vi đầy đủ và không bị tòa án hạn chế quyền đối với con thì bạn không nên để người khác trở thành người giám hộ cho con bạn. Con bạn được hưởng thừa kế kế vị nếu tài sản của bà được chia theo pháp luật nên hơn ai hết, người mẹ là người quản lý tốt nhất số tài sản mà đứa con được hưởng.

Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 

E-mail: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer