Ông bà em có một mảnh đất làm nhà thờ, là nơi thờ cúng tổ tiên. Ông bà đã làm di chúc nói rõ bác cả là người có trách nhiệm quản lý phần di sản này, không được bán đi. Tuy nhiên, ông bà và bác đều đã mất do tai nạn, chưa kịp trao lại quyền quản lý nhà thờ cho người khác. Vậy cho em hỏi bây giờ ai là người có trách nhiệm quản lý di sản này ạ? Em xin cảm ơn.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với trường hợp của gia đình bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc di sản dùng vào việc thờ cúng thì:

 

“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

 

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

 

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.”

 

Như vậy, đối với trường hợp của gia đình bạn, khi bác cả là người được ông bà chỉ định trong di chúc chịu trách nhiệm quản lý phần di sản thừa kế dùng trong việc thờ cúng đã chết thì phần di sản này thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật ở đây được hiểu là những người thuộc các hàng thừa  kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Trước hết sẽ xét đến những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản là những anh/chị/em của bác cả, sau đó là các hàng thừa kế tiếp theo như con, cháu.

 

Để thống nhất được ai sẽ là người quản lý di sản thờ cúng, gia đình bạn có thể tổ chức họp gia đình, sau đó thỏa thuận chọn ra người quản lý di sản. Trong cuộc họp, những người thừa kế theo quy định của pháp luật có thể làm Văn bản thỏa thuận cử người quản lý di sản có đầy đủ chữ ký/ điểm chỉ của các bên và công chứng văn bản này tại Ủy ban nhân dân xã hoặc Văn phòng công chứng.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            

"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếpSố 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Emailcongtyluatsaoviet@gmail.com

 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer