Hộ gia đình ông T sinh sống tại thôn NT, xã A, huyện K, tỉnh BG được Nhà nước giao 3 ha đất trồng lúa, đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) năm 2006.

Năm 2006, khi Nhà nước giao đất, hộ gia đình ông T gồm có 4 người: ông T, vợ ông T, anh B (con trai, sinh năm 1997, chưa kết hôn), chị N (con gái, sinh năm 1990, chưa kết hôn).

Năm 2000, anh B chết do bị tai nạn giao thông và không để lại di chúc. Trước khi chết, anh B chưa kết hôn.

Năm 2015, do bị thiên tai lũ lụt, mùa màng mất trắng, đời sống kinh tế gia đình khó khăn. Ông T bàn với vợ thế chấp diện tích đất trên để vay vốn ngân hàng mua giống lúa mới, phân bón, máy cày, máy bơm để tăng gia sản xuất cho gia đình.

Khi nói về việc vay vốn ngân hàng của mình, vợ ông T ủng hộ nhưng chị N lại cho rằng việc vay vốn ngân hàng là việc làm mạo hiểm vì trong lúc gia đình còn phải nợ tiền mua giống và phân bón của mùa màng cũ bị thất bát, nay lại phải gánh thêm khoản nợ mới sẽ làm kinh tế gia đình khó khăn hơn. Vì thế chị N không đồng ý vay vốn ngân hàng. Trường hợp ông T và vợ ông T vẫn muốn vay vốn ngân hàng thì chị N có phải chịu trách nhiệm trả nợ không?

Hình ảnh mang tính minh họa. Nguồn: Internet

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi, Luật sư Sao Việt có quan điểm tư vấn như sau:

1.Quy định pháp luật về vay vốn ngân hàng với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất;  Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 về thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất; Điều 188 Luật Đất đai 2013 về  điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì hộ gia đình ông Tuấn được thế chấp để vay vốn ngân hàng trong thời hạn quyền sử dụng đất được giao và đất không bị tranh chấp hoặc không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang chung sống và có quyền sử dụng đất tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Năm 2006, diện tích đất thế chấp được cấp cho hộ gia đình ông T nên đây là tài sản chung của các thành viên trong hộ gia đình. Quyền sử dụng đất dùng để thế chấp là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình. Ông T muốn thế chấp quyền sử dụng đất này để vay vốn ngân hàng tại thời điểm chuẩn bị hồ sơ vay vốn, ông phải có sự thỏa thuận đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình từ 15 tuổi trở lên.

Điều 108 Bộ luật dân sự 2005 xác định tài sản chung của hộ gia đình như sau: Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.

Như vậy, tại thời điểm giao đất, hộ gia đình ông T có 4 người là ông T, vợ ông T, con trai ông T, con gái ông T nên diện tích đất thế chấp thuộc quyền sở hữu chung hợp pháp của tất cả những người này. Năm 2000, anh B chết, không để lại di chúc nên phần diện tích đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của anh B sẽ thuộc về những người thừa kế theo pháp luật, đó là ông T, vợ ông T.  Để hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng hợp pháp thì quyền thừa kế của con gái ông T cần thể hiện ý chí đồng ý và ủy quyền cho ông T thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng 3 ha đất để vay vốn ngân hàng. Ý chí này được thể hiện dưới hình thức văn bản, cần được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã.

2. Nghĩa vụ trả nợ ngân hàng của các thành viên hộ gia đình đối với khoản vay thế chấp bằng quyền sử dụng đất là tài sản của hộ gia đình.

Liên quan đến trách nhiệm tài sản đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay của ông T, cần xem quy định tại Điều 107 Bộ luật dân sự  2005 về “Đại diện của hộ gia đình” và “trách nhiệm dân sự của hộ gia đình” theo Điều 110 Bộ luật dân sự 2005. Dựa vào những căn cứ pháp lý này, có thể xác định trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay ngân hàng của ông T như sau: 

- Trường hợp ông T, với tư cách là chủ hộ, được vay vốn ngân hàng vì lợi ích chung của hộ. Khi đó các thành viên gia đình, trong đó có ông T phải chịu trách nhiệm bằng phần tài sản riêng trong khối tài sản chung của hộ và bằng phần tài sản riêng của mỗi cá nhân (nếu tài sản chung của hộ gia đình không đủ trả nợ) đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay của ông T.

- Trường hợp ông T, với tư cách là một thành viên trong hộ gia đình, vay vốn ngân hàng với tư cách cá nhân và vì mục đích riêng của ông T và thế chấp bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình theo các văn bản ủy quyền nói trên. Trường hợp ông T không trả được nợ thì các thành viên của hộ gia đình phải chịu trách nhiệm trả nợ trong phạm vi giá trị quyền sử dụng đất đã ủy quyền cho ông thế chấp vay vốn ngân hàng.

Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc 0243 636 7896

E-mail: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer